Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: liệu có đẹp như lời đồn? (cập nhật 2020)

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mới nhất mà bạn đừng bỏ qua nếu sắp có chuyến du lịch đến thành cổ xinh đẹp này. Nhiều người cũng quan tâm đến kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn Trương Gia Giới vì hai điểm tham quan này tương đối gần nhau.

Phượng Hoàng cổ trấn là cái tên làm “điên đảo” cộng đồng du lịch năm 2019 và dự sẽ còn “hot” hơn nữa vào năm 2020. Đến với Phượng Hoàng cổ trấn, bạn sẽ ngỡ như mình đang lạc vào một xứ sở yên bình tách biệt với phố thị ồn ào ngoài kia.

Nếu bạn là người yêu thích những không gian cổ kính của Trung Hoa, thích hòa mình vào dòng thời gian chậm rãi và chụp ảnh sống ảo thì Phượng Hoàng cổ trấn chính là dành cho bạn.

Cùng Tourhot24h.vn khám phá toàn bộ kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mới nhất 2020 qua bài viết dưới đây nhé!

1.Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Phượng Hoàng cổ trấn ( tiếng Trung: 凤凰古镇, phiên âm: Fènghuáng gǔzhèn, tiếng Anh: Phoenix old town) từng được nhà văn Louis Alley nổi tiếng xứ New Zealand ngợi ca là thị trấn nhỏ xinh đẹp nhất Trung Quốc. Nó còn được so sánh với thành phố cổ Lệ Giang ở Vân Nam và Bình Dao ở Sơn Tây. Có thể nói, Phượng Hoàng cổ trấn là nơi mà nếu có cơ hội, bạn nhất định phải ghé thăm một lần trong đời.

gioi-thieu-phuong-hoang-co-tran
Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Phượng Hoàng cổ trấn là trung tâm lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Nó tiếp giáp với làng Deshang Miao thuộc thị xã Cát Thủ (Jishou), sông Mạnh Đông ở Vĩnh Thuận (Yongshun) và núi Phạm Tịnh Sơn (Fanjing) ở Quý Châu. Đây cũng chính là con đường duy nhất nối liền Hoài Hóa (Huaihua), Cát Thủ và Đồng Nhân ở tỉnh Quý Châu.

Phượng Hoàng cổ trấn là một thành phố cổ mang đậm nét lịch sử, văn hóa quốc gia và có sự hòa quyện giữa cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo với những nét thu hút rất riêng. Hàng năm, lượng khách du lịch từ mọi miền trên thế giới đổ về đây rất đông. Trấn cổ được xây dựng từ thời Khang Hi (Kangxi) và được ngợi ca là một trong những thị trấn đẹp nhất Trung Quốc.

phuong-hoang-co-tran
Phượng Hoàng cổ trấn

Tại cổ trấn này, bạn có thể ngồi trên một hòn đá bên dòng sông Đà Giang để ngắm bình minh hoặc hoàng hôn và thưởng thức cái nhẹ nhàng làm người ta thư thái. Bên bờ đối diện là một không khí hoàn toàn khác, những quán bar ồn ào náo nhiệt được nổi lên khi cổ trấn về đêm khiến cho lòng ai cũng nôn nao.

Thú vui của rất nhiều du khách là đi bộ ở rìa sông Đà Giang và tìm hiểu về lịch sử của Phượng Hoàng cổ trấn, việc này sẽ đem đến những trải nghiệm vô cùng khác biệt cho mỗi người. Đến với cổ trấn xinh đẹp này, bạn chỉ cần đi bộ dạo mát cũng đã có thể tìm thấy những trải nghiệm thú vị rồi.

phuong-hoang-co-tran-2
Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng là một thị trấn nhỏ có rất nhiều các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng không có thương hiệu nào quá nổi tiếng. Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ ở đây khá tốt. Trước kia ở trấn cổ này các hoạt động giao thương khá đơn giản. Mặc dù người dân Tương Tây (Xiangxi) có nguồn gốc thổ phỉ nhưng lại có lối sống rất tình cảm và an ninh trật tự ở đây không có gì để phàn nàn.

phuong-hoang-co-tran-3
Phượng Hoàng cổ trấn

Khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn gần đây đã thu hút một lượng vô cùng lớn khách du lịch đến ghé thăm và check in sống ảo. Cổ trấn này nổi tiếng và xinh đẹp như thế nhưng nhiều người vẫn còn đắn đo có nên đi Phượng Hoàng cổ trấn hay không vì chưa tận mắt nhìn thấy thì chưa tin tưởng. Lời khuyên cho bạn là nên đến khám phá Phượng Hoàng cổ trấn để một lần được trải nghiệm tiên cảnh chốn trần gian vì khung cảnh nơi đây tựa như một bức tranh thời trung cổ.

khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
Khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn đã có lịch sử qua hàng nghìn năm, thời gian trôi đi nhưng cổ trấn vẫn lặng lẽ và đẹp sừng sững ở đó. Vì khung cảnh nên thơ của mình mà nơi đây trở mình biến thành khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn và số người muốn đến khám phá Phượng Hoàng cổ trấn ngày càng đông hơn. Phượng Hoàng cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam (Hunan). Nó cách Cát Thủ (吉首)(Jishou) khoảng 53km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280km. Nơi đây giống như một ngôi làng nhỏ với kiến trúc, cảnh vật và không gian hoang sơ, cổ kính. Cổ trấn êm đềm qua cả nghìn năm tuổi nay lại thức dậy bởi sự quan tâm tấp nập của khách thập phương.  Với nỗ lực của nhiều công nhân vệ sinh thì thành phố cổ Phượng Hoàng ngày càng trở nên sạch đẹp hơn. Tại đây, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những thực phẩm và đồ ăn nhẹ độc đáo đậm chất bản địa. Nếu một lần du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thì đừng bỏ qua nét ẩm thực rất riêng này nhé.

2.Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không?

Nếu có ai đó hỏi rằng, Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không thì câu trả lời chắc chắn là có. Bởi lẽ, chúng ta biết đến cổ trấn là bởi vì nó quá xinh đẹp và thơ mộng. Có ai nghĩ rằng giữa thế kỷ XXI với nền công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ vẫn còn tồn tại một cổ trấn yên bình, trầm tĩnh, mang nét đẹp cổ kính và say đắm lòng người. Hơn nữa, cái tên Phượng Hoàng cổ trấn theo truyền thuyết kể lại là vì ngày xưa có con chim Phượng Hoàng bay ngang qua trấn nhưng cứ đứng tần ngần mãi do khung cảnh nơi đây quá đỗi xinh đẹp nên không chịu bay đi. Như vậy thì bạn nghĩ Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không?

Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không
Phượng Hoàng cổ trấn mang nét đẹp mơ màng

Đến Phượng Hoàng cổ trấn vào mỗi thời điểm trong năm, chúng ta đều cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Mùa xuân cổ trấn đẹp một cách tươi mới, tràn trề sinh khí và nhộn nhịp. Đến mùa hè lại đỏng đảnh với những cơn mưa nắng thất thường nhưng đôi lúc lại làm người ta không khỏi dễ chịu. Mùa thu đến, cổ trấn đẹp mơ màng với những chiếc lá phong, sắc thu dịu dàng ánh lên những con đường, những mái nhà và bao trùm cả cổ trấn. Đến mùa đông, cổ trấn như ngủ yên giữa không gian tĩnh lặng và màu tuyết trắng xóa, cổ trấn lạnh giá nhưng cũng mang vẻ đẹp khiến lòng người thổn thức không yên. Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không? Thế đấy, nơi đây mỗi một khoảnh khắc đều nên thơ và xinh đẹp. Chắc chắn rằng, ai đã từng đến khám phá Phượng Hoàng cổ trấn một lần sẽ không bao giờ quên được hình dáng của nó.

Đầu tiên, Phượng Hoàng cổ trấn thật sự có một không gian cổ kính xinh đẹp vô cùng nổi bật. Những mái nhà, hàng quán và cách bày trí trên những con đường đều gợi cho người ta cảm giác yên bình dễ chịu. Ở giữa cổ trấn là dòng sông Đà Giang thơ mộng hiền hòa, những cây cầu bắc ngang càng làm tôn thêm vẻ đẹp mềm mại.

du-lich-phuong-hoang-co-tran
Phượng Hoàng cổ trấn

Tiếp theo, Phượng Hoàng cổ trấn về đêm lại mang một phong cách náo nhiệt khác hẳn với vẻ trầm lắng ban ngày. Hai bên đường là hàng loạt các hoạt động sôi nổi khiến bạn cũng bị cuốn theo nó. Những điệu múa dân gian uyển chuyển, quầy hàng lưu niệm đông nghẹt khách hay những giai điệu sôi động từ những quán bar,…tất cả tạo nên một cổ trấn vô cùng thu hút.

phuong-hoang-co-tran-ve-dem
Phượng Hoàng cổ trấn về đêm

Chỉ riêng những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn đã đủ cho bạn có vài bộ sưu tập ảnh xịn sò rồi. Tin chúng tôi đi, bạn có thể chụp hàng ngàn bức ảnh thật lung linh tại bất kỳ điểm dừng chân nào bạn muốn. Hầu như, mỗi cảnh vật đều rất nên thơ.

cau-o-phuong-hoang-co-tran
Một trong những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn

Không khí trong lành khỏi phải nói, thức ăn ở đây lại càng hấp dẫn hơn. Những món ăn đường phố làm nao lòng giới trẻ khiến bạn đã ăn là chỉ có nghiện. Thử một lần đến Phượng Hoàng cổ trấn thưởng thức món kẹo hồ lô huyền thoại xem sao.

Người dân ở Phượng Hoàng cổ trấn chủ yếu là người dân tộc Miêu, họ có vẻ ngoài chất phác và cũng thân thiện như vẻ ngoài của mình. Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn sẽ cảm nhận sự nhiệt tình và đáng yêu của những người dân nơi đây.

Và còn rất nhiều điều thu hút ở cổ trấn mà bạn phải tự mình khám phá mới cảm nhận hết được. Có nên đi Phượng Hoàng cổ trấn? Mặc dù người người cứ rầm rầm, rộ rộ như thế nhưng bạn vẫn đắn đo có nên đi Phượng Hoàng cổ trấn hay không. Bạn không tin vào những bức ảnh lung linh trên mạng ư? Vậy tại sao không thử tự mình đến đó và cảm nhận nó.  Những lý do để bạn quyết định có nên đi Phượng Hoàng cổ trấn hay không:

  • Cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp với núi non trùng điệp, dòng sông tĩnh lặng, những cây cầu lâu đời và không khí trong lành.

  • Thị trấn nhỏ với lối kiến trúc cổ kính truyền thống gợi cho người ta sự bình yên và thanh tịnh sau những giây phút bộn bề.

  • Con người nơi cổ trấn hiền hòa, thân thiện với cuộc sống sinh hoạt giản đơn như những thước phim chậm giữa đời thực.
  • Từng góc nhỏ nơi cổ trấn đều khiến bạn thích thú, nó thôi thúc bạn muốn khám phá Phượng Hoàng cổ trấn ngay và luôn cũng như lưu lại cho mình những bức ảnh thật ấn tượng.
Từng góc nhỏ Phượng Hoàng cổ trấn cũng mang nét đẹp khiến cho du khách đắm say

Khám phá Phượng Hoàng cổ trấn với những điểm đến hấp dẫn như: những cây cầu, núi non, sông nước,…

Ẩm thực nơi đây cũng mang nét đặc trưng riêng, bạn sẽ ngạc nhiên và thú vị hơn vì những món ngon hấp dẫn chỉ có khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.

Ngoài khám phá Phượng Hoàng cổ trấn qua từng ngóc ngách, du khách còn có thể mua sắm cho mình những món quà lưu niệm nhỏ xinh hoặc đem về cho người thân, bạn bè.

3. Bức tranh bốn mùa ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn quanh năm đều đẹp, mỗi mùa mang những nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm bất kỳ thời điểm nào bạn muốn.

  • Mùa xuân kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, cổ trấn khoác lên mình tấm áo mới với trăm hoa đua nở, chim hót véo von và mầm sống đang trỗi dậy khắp nơi. Với nền nhiệt ngoài trời khoảng 20 độ, trời trong xanh thì bạn có thể nhìn thấy khung cảnh mờ ảo của sông Đà Giang vào sáng sớm. Những làn sương khói bao phủ khiến cảnh vật thêm thơ mộng và đây cũng là thời điểm tốt để hòa mình vào các lễ hội dân gian.
mua-xuan-phuong-hoang-co-tran
Mùa xuân Phượng Hoàng cổ trấn
  • Vào mùa hè thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8, nền nhiệt đã tăng lên nên lượng khách du lịch đến đây tăng mạnh. Đến đêm, hai bên bờ sông Đà Giang rất nhộn nhịp và tấp nập.
mua-he-phuong-hoang-co-tran
Mùa hè Phượng Hoàng cổ trấn
  • Vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, Phượng Hoàng cổ trấn khoác lên mình tấm áo mới. Mùa thu đem đến dấu ấn trên từng ngọn núi, dòng sông, cây phong đỏ và hoa cúc vàng,… Mặc dù nền nhiệt cũng như lượng du khách đã giảm vào thời điểm này nhưng đây là mùa thu hoạch các loại nông sản, kể cả trái cây dại như kiwi, hạt dẻ rừng. Đây là những món ăn vặt rất ngon được bày bán khắp các con phố nên đừng bỏ qua khi đến đây nhé.
mua-thu-phuong-hoang-co-tran
Mùa thu Phượng Hoàng cổ trấn
  • Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông tháng mấy? Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thị trấn cổ này có diện mạo mới và có rất nhiều đặc sản mùa đông được bày bán. Dù là mùa đông nhưng do nằm ở phía nam nên nền nhiệt ở đây không quá thấp và nếu may mắn bạn sẽ có thể gặp được chiêm ngưỡng những cánh đồng phủ tuyết bạc trắng. Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông là bạn nhớ mang theo trang phục giữ ấm vì nhiệt độ sẽ xuống rất lạnh và có tuyết rơi đấy nhé.
mua-dong-phuong-hoang-co-tran
Mùa đông Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn tuyết rơi tháng mấy? Giai đoạn tuyết rơi ở Phượng Hoàng cổ trấn là từ gần cuối tháng 12 đến tháng 1. Lúc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cổ trấn ngủ say chìm trong không gian lạnh giá nhưng vô cùng xinh đẹp.

4.Thời điểm tốt nhất để đến trấn Phượng Hoàng?

Thời gian tốt nhất để tham quan Phượng Hoàng cổ trấn là từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Vào mỗi mùa, trấn cổ Phượng Hoàng lại khoác lên mình diện mạo riêng. Nơi đây không chỉ bị chi phối bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn bởi những giá trị nhân văn, lịch sử. Đặc biệt ở đây không có cây xanh lá vào mùa đông và mùa hè cũng không có các dòng chảy.

mua-dong-phuong-hoang-co-tran-2
Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa đông

Nhiều người từng đặt ra câu hỏi rằng mùa nào đẹp nhất ở Phượng Hoàng cổ trấn hoặc Phượng Hoàng cổ trấn tuyết rơi tháng mấy? Trên thực tế thì nơi đây có vẻ đẹp thu hút cả bốn mùa nên rất khó để xác định thời điểm đẹp nhất. Bạn chỉ có thể ở đây suốt năm từ tháng 1 đến tháng 12 và dựa vào ngòi bút của thời gian để tìm ra câu trả lời cho riêng mình.

thoi-gian-du-lich-phuong-hoang-co-tran
Nên chọn thời gian Phượng Hoàng cổ trấn đẹp nhất
  • Đối với khách du lịch: thời điểm nào cũng có thể đến đây du lịch nhưng thích nhất vẫn là mùa xuân và mùa thu.
  • Đối với các nhiếp ảnh gia: thời điểm đẹp là từ ngày 1/3, ngày 15/4, ngày 10/9 và khoảng ngày 20/11.
thoi-gian-du-lich-phuong-hoang-co-tran-2
Nên chọn thời gian Phượng Hoàng cổ trấn đẹp nhất
  • Người yêu thích các lễ hội dân gian sẽ chọn dịp lễ hội mùa xuân ( 8/4 âm lịch) hoặc lễ hội thuyền rồng (6/6 âm lịch).

Mách nhỏ cho bạn:

  • Thứ nhất: bạn nên tránh Tuần lễ vàng bởi thời điểm này rất đông người, phòng ở chật chội mà giá cả lại đắt đỏ.
  • Thứ hai:  nên tới trấn cổ này từ đầu tháng 5 đến tháng 6, khi trăm hoa đua nở và phong cảnh thật muôn màu muôn sắc hấp dẫn nhất.
  • Thứ ba: đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào thời điểm này của tháng 7, tháng 8tháng 9 để ngắm nhìn những ngọn núi in hình trên mặt nước đều mờ ảo, thơ mộng.
  • Thứ tư: đi từ giữa tháng 9 đến tháng 11 để chiêm ngưỡng cảnh đẹp mùa thu và nhiều đặc sản nơi đây.

5. Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có tuyết và có đẹp không?

Thành phố cổ Phượng Hoàng vào mùa đông cũng khá đẹp và phù hợp du lịch vì PHCT không phải là nơi có địa hình núi cao, cũng không phải là vùng nước nguy hiểm. Thị trấn cổ này ban đầu là một thị trấn nhỏ nên vào mùa đông Phượng Hoàng cổ trấn có một góc nhìn tuyệt đẹp khác!

Có một cảnh tượng khác trong mùa đông! Thành phố cổ Phương Hoàng sở hữu đặc điểm và khí chất quốc gia. Du khách du lịch đến đây để chiêm ngưỡng phong cảnh và trải nghiệm văn hóa. Chụp ảnh, chơi và thậm chí chi tiêu sẽ rất hiệu quả!

phuong-hoang-co-tran-mua-dong-co-dep-khong_1
Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có đẹp không?

Phượng hoàng vào mùa đông không có màu xanh của mùa xuân và mùa hè và mùa gặt vào mùa thu, nhưng nó không tệ, và nhiều loại thực phẩm dành riêng cho mùa đông cũng được bày bán. Hơn nữa, thành phố cổ Phượng Hoàng nằm ở phía nam và nhiệt độ không thấp lắm. Nếu may mắn, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh tuyết phủ trắng cổ trấn, có 1 không 2!

phuong-hoang-co-tran-mua-dong-co-dep-khong_2
Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có đẹp không?

Buổi sáng sớm vào mùa đông của thành phố cổ Phượng Hoàng: nếu bạn chưa bao giờ đến đó, bạn không thể trải nghiệm nó sâu sắc. Đầu mùa đông và sáng sớm ở phía tây Hồ Nam, trời bắt đầu hơi lạnh và PHCT trong ánh sáng buổi sáng có gì đó đặc biệt!

Sương mù buổi sáng bao trùm trong thành phố cổ này. Đứng dưới chân sông, nhìn những tòa nhà nhỏ ở phía bên kia bờ biển, với những mái nhà màu xám. Những bức tường bên ngoài lốm đốm và nhìn ra xa. Những ngọn đồi xanh và nước trong xanh dường như được bao phủ bởi một tấm màn trắng, nhưng chúng không thể che lấp sự quyến rũ dày đặc của thành phố cổ.

phuong-hoang-co-tran-mua-dong-co-dep-khong_3
Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có đẹp không?

Buổi chiều mùa đông ở thành phố cổ Phượng Hoàng: Khung cảnh của thành phố cổ rất ấn tượng, đặc biệt là vào buổi chiều, nó giống như một bức tranh mực tuyệt đẹp. Dọc theo sông Minjiang, thật tốt khi cảm nhận hơi thở của PHCT từng bước. Cảnh chèo thuyền qua sông thỉnh thoảng nghe song ca dân ca. Các cô gái trong trang phục Miao treo ở tầng dưới đi ngang qua theo cặp, đôi khi có tiếng cười hát. Ngoài ra còn có phụ nữ mang ba lô và khách du lịch đeo máy ảnh thời trang và máy ảnh KTS. Khung cảnh trước mặt họ trông thật ảo diệu, nhưng nó rất đẹp mắt.

phuong-hoang-co-tran-mua-dong-co-dep-khong_4
Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có đẹp không?

Đêm mùa đông ở thành phố cổ Phượng Hoàng: Khi bạn đến thành phố cổ PHCT, bạn phải ngắm cảnh đêm của Phượng Hoàng. Nếu, vào ban ngày, thành phố cổ là một cô gái trẻ giản dị và xinh đẹp của gia đình Miao, thì PHCT vào ban đêm là một cô gái đa tình ở Xiangxi. Hãy mua sắm những đồ dùng yêu thích của bạn trong các cửa hàng xung quanh thành phố. Mặc dù những ngày ở thành phố cổ thật đơn sơ nhưng đầy tiện nghi, nơi này chắc chắn là một nơi tốt để sống!

phuong-hoang-co-tran-mua-dong-co-dep-khong_5
Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có đẹp không?

 

5.Giao thông ở Phượng Hoàng cổ trấn?

Bạn cần quan tâm giao thông đến Phượng Hoàng cổ trấn và phương tiện di chuyển trong khu vực cổ trấn.

Phương tiện di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn

Kinh nghiệm đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng máy bay là chọn các chuyến bay thẳng để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hầu hết du khách Việt Nam đều di chuyển đến sân bay Đồng Nhân, Quý Châu và sân bay Đại Hưng (Daxing) cách trấn cổ 30km và mất khoảng 2 giờ đi xe. Từ đây có xe buýt đưa đón từ trạm xe buýt Đồng Nhân đến Phượng Hoàng với giá vé 20 NDT/người. Bạn cũng có thể thuê bao xe với giá là 120 – 150 NDT/lần.

Các bạn yên tâm, khi mua tour Phượng Hoàng cổ trấn bay thẳng của Tourhot24h.vn, các bạn sẽ trải nghiệm dịch vụ bay thẳng chất lượng cao từ sân bay SGN đến thẳng PHCT, chỉ 4-5 giờ bay.

Hoặc bạn có thể đến Trương Gia Giới rồi di chuyển từ Trương Gia Giới đến thành cổ Phượng Hoàng. Mỗi ngày có hai chuyến xe buýt từ Trương Gia Giới đến trấn cổ khởi hành lúc 08:30 sáng và 14:30 chiều. Quãng đường này mất khoảng 4 giờ và giá là 60 NDT.

Nếu bạn không bắt được hai chuyến xe buýt ở Trương Gia Giới thì có thể đi xe buýt trực tiếp tới Cát Thủ và sau đó đến trấn Phượng Hoàng với giá vé là 48 NDT trong khoảng 3 giờ.

di-chuyen-den-phuong-hoang-co-tran
Di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn

Phương tiện di chuyển trong Phượng Hoàng cổ trấn

Thông thường, du khách sẽ chọn đi bộ để tham quan toàn cảnh cổ trấn. Tuy nhiên, nơi này vẫn có phương tiện giao thông nếu bạn muốn di chuyển đến các cảnh điểm như: xe buýt, taxi và xe chạy bằng pin.

  • Có 3 tuyến xe buýt tại đây là: tuyến 1, tuyến 2, tuyến 3. Điểm bắt đầu và điểm cuối của chúng là tất cả các trạm xe buýt Chengcheng. Đây là tuyến đường vòng quanh thành phố và không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn đến trấn cổ thì tốt nhất nên xuống tại Nam Hòa Môn (Nanhuamen) để thuận tiện nhất.
  • Taxi: các tài xế địa phương về cơ bản rất thân thiện. Mọi người có thể lựa chọn hình thức này để di chuyển. Taxi địa phương có giá khá rẻ với mức khởi đầu là 3 NDT và từ 1,5km sau đó sẽ có giá là 3 – 7 NDT.
  • Xe thân thiện với môi trường chạy bằng pin: mức giá của loại xe này là 1 NDT/người, chạy trên một đường thẳng với trạm đầu là trạm vệ sinh và điểm cuối là Hồng Kiều. Xe này không tính tiền theo điểm dừng cố định mà gói gọn trong 1 NDT. Nếu bạn trọ tại các nhà nghỉ, khách sạn ở Shawan, Hồng Kiều, quảng trường Jiangtian thì nên chọn cách này để di chuyển.

6.Khám phá Phượng Hoàng cổ trấn_tiên cảnh giữa đời thực

Một lần khám phá Phượng Hoàng cổ trấn, bạn đừng nên bỏ qua những địa điểm hấp dẫn với cảnh sắc mê đắm lòng người dưới đây nhé!

Sông Đà Giang

Nằm giữa lòng cổ trấn, sông Đà Giang hiền hòa và mang nét đẹp dịu dàng như một người thiếu nữ trung Hoa cổ xưa. Dòng sông uốn lượn như những dải lụa mềm mại khiến cho cổ trấn càng lung linh hơn.

khám phá Phượng Hoàng cổ trấn
Sông Đà Giang thơ mộng như dải lụa mềm mại

Dọc hai bên bờ sông là những ngôi nhà mang kiến trúc cổ kính từ hàng nghìn năm, cảm giác vừa dạo thuyền dưới sông vừa ngắm khung cảnh hai bên thật rất đáng để bạn trải nghiệm. Bên cạnh đó, du khách còn có thể nhìn thấy cảnh sinh hoạt, giặt giũ, đánh cá,…hàng ngày của người dân địa phương.

Cầu Hồng Kiều

Cầu Hồng Kiều được xem là địa điểm nổi tiếng ở khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn và bất cứ ai đến đây cũng check in tại cầu Hồng Kiều.

khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
Cầu Hồng Kiều với lối kiến trúc độc đáo

Cầu Hồng Kiều trong lịch trình khám phá Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng theo lối kiến trúc cầu – nhà. Tầng 1 tận dụng làm khu buôn bán còn tầng 2 là bảo tàng nghệ thuật để du khách tham quan. Du khách thường chụp được rất nhiều bức ảnh nghệ thuật lung linh từ địa điểm này.

Cầu đá nhảy

Thêm một địa điểm không thể bỏ qua nữa nếu bạn muốn khám phá Phượng Hoàng cổ trấn. Cầu đá nhảy đã được xây dựng từ rất lâu đời nhưng vẫn giữ được độ bền và chất lượng tuyệt đối.

Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không
Cầu đá nhảy là địa điểm check in gây sốt với giới trẻ

Kiến trúc của cầu độc đáo gồm nhiều phiến đá cách nhau vừa để bám chắc dưới lòng sông vừa không ảnh hưởng đến dòng chảy.

Cầu Gỗ tại khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Chỉ là một cây cầu gỗ đơn sơ bắc ngang qua dòng sông cổ trấn nhưng vẫn thu hút khá nhiều du khách đến đây. Đứng trên cầu, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh cổ trấn và thích thú với dòng chảy mềm mại dưới chân.

Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không
Cầu gỗ trông đơn giản nhưng lên hình thì rất xịn sò

Đây là địa điểm rất thích hợp để bạn tạo ra những bộ ảnh mộc mạc nhưng không kém phần lung linh đâu đấy.

Ngôi làng của người H’mông

Đến với khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn cũng đừng bỏ qua điểm đến là ngôi làng của người H’mông. Người dân tộc H’mông nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách nên bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu khi đến thăm nơi đây.

có nên đi Phượng Hoàng cổ trấn
Ngôi làng của người H’mông nằm yên bình trong cổ trấn

Ngoài ra, người phụ nữ H’mông rất thích đeo các trang sức bằng bạc nên bạn có thể tìm thấy rất nhiều món đồ trang sức lung linh ở đây với mức giá phải chăng. Tranh thủ dịp này, bạn cũng có thể mua nó về làm quà cho người thân hay bạn bè ở nhà.

Khu phố cổ Phượng Hoàng cổ trấn

Kiến trúc của khu phố cổ mang nét đẹp cổ kính bởi những gian nhà hai, ba tầng xếp san sát nhau. Đây là nét kiến trúc độc đáo cổ xưa khó mà tìm thấy ở thời hiện đại, nếu chúng ta chỉ từng nhìn nó qua những bộ phim truyền hình Trung Hoa thì nay đã thấy tận mắt ở ngoài.

khám phá Phượng Hoàng cổ trấn
Cổ trấn bình yên như bức tranh thời Trung cổ

Phượng Hoàng cổ trấn về đêm còn mang nét đẹp lung linh, rực rỡ và sắc màu tươi mới đáng để bạn thưởng thức một lần trong đời. Vậy nên, nếu ai hỏi Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không thì câu trả lời chắc chắn là rất đẹp nhé!

7.Đến Phượng Hoàng cổ trấn thì làm gì?

Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều điểm để bạn khám phá. Tùy theo góc nhìn của mỗi người mà cổ trấn sẽ có những nét đẹp rất riêng.

7.1 Dạo thuyền trên sông Đà Giang

Dòng Đà Giang thơ mộng soi bóng cổ trấn nghìn năm tuổi êm đềm, cảm giác bình yên là điều nhận thấy đầu tiên khi bạn đến đây. Sông Đà Giang đã đi cùng cổ trấn từ những năm đầu, cùng lớn lên và cùng nhìn nhau trưởng thành.

song-da-giang-phuong-hoang-co-tran
Sông Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn có sông Đà Giang là có thêm vẻ đẹp êm đềm và dịu dàng. Du khách đến đây tham quan thường chọn ngồi thuyền dọc sông Đà Giang để ngắm nhìn khung cảnh hai bên bờ. Bạn sẽ nhìn thấy những gian nhà cổ kính trước cổng treo lồng đèn bí ngô đỏ, những quầy hàng ăn uống, lưu niệm và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc Miêu.

song-da-giang-phuong-hoang-co-tran-2
Dạo thuyền Phượng Hoàng cổ trấn

Mọi thứ sẽ hiện ra như một thước phim quay chậm và bạn sẽ ngẩn ngơ vì không biết liệu mình có đang ở thời hiện đại hay không.

7.2 Khám phá những cây cầu nơi Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn cũng nổi bật với những cây cầu mang nét kiến trúc độc đáo như: Hồng Kiều, Tuyết Kiều, Phong Kiều, cầu Đá Nhảy,…

Trong đó, cầu Hồng Kiều nổi bật nhất với thiết kế cầu – nhà kết hợp, một tầng dùng để trưng bày nghệ thuật, tầng còn lại buôn bán quà lưu niệm. Cầu Hồng Kiều không chỉ để du khách đến tham quan mua sắm mà còn giúp tạo ra những bức ảnh thật sự lung linh.

cau-hong-kieu-phuong-hoang-co-tran
Cầu Hồng Kiều ở Phượng Hoàng cổ trấn

Mỗi cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn đều sẽ cho bạn những bức hình ưng ý ở nhiều góc độ khác nhau. Tin Tourhot24h.vn đi, bạn sẽ ngất ngây trong bộ sưu tập hình đẹp lung linh như minh tinh tại đây cho mà xem.

7.3 Thưởng thức khung cảnh bình yên hai bên đường

Như đã giới thiệu từ ban đầu, người dân sống ở trấn Phượng Hoàng chủ yếu là người dân tộc Miêu. Họ vẫn giữ được nét bình dị, mộc mạc dù dòng thời gian nay đã đổi thay và phát triển đến chóng mặt.

Đi dạo hai bên đường, bạn sẽ thấy những gian nhà theo phong cách cổ xưa, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người Miêu tộc. Họ thường đánh bắt cá, rửa rau, chèo thuyền dọc theo bờ sông và hát ca, nhảy múa khi đêm về.

Ở Phượng Hoàng cổ trấn, bạn nhìn thấy một cành liễu đong đưa hay nghe tiếng trẻ con chạy nhảy vui đùa cũng đã làm tâm hồn cảm thấy yên bình hơn.

7.4 Thỏa thích ăn vặt trên đường đi dạo

Bạn không thể nào tĩnh tâm bước trong khi hương thơm thức ăn vấn vít ở hai bên đường đâu. Bạn chắc chắn sẽ bị xao động và dừng chân ghé mua thôi. Vừa đi dạo ngắm cảnh đẹp vừa được ăn ngon nữa thì còn gì bằng phải không?

an-vat-phuong-hoang-co-tran
Ăn vặt ở Phượng Hoàng cổ trấn

Các món ăn vặt ở Phượng Hoàng cổ trấn như: bánh tép chiên, mực nướng, mì hoành thánh, há cảo, kẹo hồ lô, thạch rau câu,…đều mang hương vị thơm ngon khó cưỡng. Hãy cùng hội “cạ cứng” oanh tạc trấn cổ Phượng Hoàng với những món ngon no căng bụng với giá “hạt dẻ” nào.

7.5 Đi Phượng Hoàng cổ trấn nên mua gì?

Những chiếc vòng cổ, vòng tay và hoa tai, nhẫn,…được làm từ những đôi bàn tay khéo léo của người dân tộc Miêu sẽ làm bạn hoa mắt đấy. Chúng đều là những món quà nhỏ xinh, độc đáo, đáng yêu và rất đa dạng nên bạn có thể tha hồ lựa chọn.

qua-luu-niem-phuong-hoang-co-tran
Quà lưu niệm Phượng Hoàng cổ trấn

Những món trang sức này đều có giá rất rẻ, bạn có thể mua một lần nhiều mẫu và thay đổi mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nhớ mua về cho người thân và bạn bè ở quê nhà nhé.

7.6 Thưởng thức Phượng Hoàng cổ trấn về đêm

Phượng Hoàng cổ trấn về đêm đẹp lung linh, nó như thay đổi và khoác lên người một diện mạo hoàn toàn mới. Tại trấn cổ này có rất nhiều quán bar nằm bên sông Đà Giang, hầu hết chúng đều khá giống nhau.

Bạn có thể đến Watcher Bar, Mengpo Soup Bar, Indus Tree Bar dưới cầu Nam Hoa Môn (Nanhuamen). Tại đây, bạn có thể thưởng thức không gian âm nhạc và một chút bia. Bia có giá từ 15 – 35 NDT/một chai tùy vào khẩu vị của thực khách.

Để yêu cầu bài hát thường có giá từ 20 – 30 NDT và bạn có thể tự mình thể hiện. Rượu vang đỏ tại bar thường có giá từ 100 – 800 NDT trong khi nước lọc là 10 NDT, các món ăn vặt như bỏng ngô thường có giá 35 NDT. Nói chung mức giá ở các bar không quá cao và bạn hoàn toàn có thể giải trí thỏa thích tại đây.

co-tran-ve-dem
Phượng Hoàng cổ trấn về đêm

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều quán bar mọc lên và hoạt động suốt đêm ở trấn Phượng Hoàng. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng rất tấp nập khi đêm về. Bạn có thể xem biểu diễn văn nghệ của người Miêu và người Tujia, xem các buổi diễn múa lửa vào 8 giờ tối hoặc đến bar hay quán trà nào đó.

Hầu hết các quán bar ở đây đều mở cửa cho người ngoài và trang trí khá độc đáo. Tản bộ trên bờ sông Đà Giang về đêm cũng là một thú vui nên trải nghiệm. Rất nhiều quán bar như Spread Bar đã trở thành điểm đến của giới trẻ.

8.Giá vé một số điểm tham quan ở Phượng Hoàng cổ trấn

  • Thị trấn Furong: 100 NDT/người.
  • Cầu Aizhai: 100 NDT/người.
  • Thành cổ Càn Châu: 108 NDT/người.
  • Làng Dehang Miao: 100 NDT/người.
  • Sông Mạnh Đông: 160 NDT/người.
  • Tour du lịch sinh thái Pinghu trên sông Mạnh Đông: 82 NDT/người.
  • Công viên địa chất Deben: 100 NDT/người.
  • Rừng đá đỏ: 168 NDT/người.
  • Xaftxia Rafting: 110 NDT/người.
  • Vườn quốc gia Trương Gia Giới: 248 NDT/người.
  • Hang Huanglong: 80 NDT/người.
  • Hồ Baofeng: 96 NDT/người.
  • Hẻm núi lớn Trương Gia Giới: 138 NDT/người.
  • Cầu thủy tinh Grand Canyon: 118 NDT /người.

9.Nét đẹp Phượng Hoàng cổ trấn theo thời gian

Phượng hoàng cổ trấn vào buổi sáng sớm chìm trong sương mù và lặng lẽ như ảo mộng. Dường như không một ai to tiếng để lưu giữ khoảnh khắc này lâu hơn một chút. Nhiều nhiếp ảnh gia đã mang theo chân máy, dụng cụ để cố gắng chụp lại khoảnh khắc trấn cổ như cô gái đang say ngủ lúc ban mai. Nhất định bạn phải tới nơi này và cảm nhận được thời khắc đẹp đẽ đó.

Vào buổi chiều tà, trấn cổ như chìm trong sắc vàng. Người người đi bộ trên khắp các đường phố, những người bán hàng rong đang chuẩn bị trở về nhà. Tất cả những hình ảnh đó đều được khắc họa rất sinh động trong các bức ảnh chân thực. Đến Phượng Hoàng nhất định bạn nên đi tản bộ vào buổi đêm để chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây.

buoi-chieu-phuong-hoang-co-tran
Buổi chiều ở Phượng Hoàng cổ trấn

Trấn cổ Phượng hoàng về đêm thật quyến rũ và đa tình. Vào buổi đêm trấn này vẫn rực rỡ và đầy màu sắc. Sau một ngày bận rộn, được ngồi ở quán bar ven sông, ngắm những chiếc đèn lồng treo trên những ngôi nhà, phản chiếu trong bóng nước lắc lư, được thấy những du khách say sưa trò chuyện và cười đùa… chính là thú vui tao nhã về đêm. Những chiếc đèn neon hoạt động hết công suất làm Phượng Hoàng trấn bừng sáng trong đêm là khoảnh khắc không thể nào quên được.

buoi-dem-phuong-hoang-co-tran
Buổi đêm Phượng Hoàng cổ trấn

Khi trấn Phượng hoàng bắt đầu vào mùa mưa, những giọt mưa rơi xuống sông Mân làm nước bắn tung tóe, bám vào bước chân những du khách đến và rời khỏi đây. Lúc này những làn sương mỏng bao trùm trên sông tạo nên một Phượng hoàng thật khác biệt. Được đi bè trên sông Mân đầy sương khói, lắng nghe người lái thuyền trò chuyện hay thưởng thức âm thanh của dòng sông trong cảnh gió sương sẽ là trải nghiệm không thể nào quên được.

10.Đi Phượng Hoàng cổ trấn ăn gì?

Nhìn chung, giá thành ở trấn Phượng Hoàng khá rẻ so với chất lượng. Bạn có thể bắt gặp cửa hàng đồ ăn nhanh ở bất cứ đâu. Chỉ với giá 3 – 5 NDT là đã có thể dùng một bữa ăn đặc trưng của người dân tộc Miao rồi.

10.1 Các món ăn nhẹ đặc trưng

Các món ăn nhẹ gồm củ cải chua, gạo, hành lá tung, ốc có hương vị, thạch, thịt sáp hun khói, thịt chiên, nấm, vịt nướng, cá nấu dưa cải, cá chua Miao, kim chi Miao, Thịt luộc, bã đậu phụ, súp dưa cải, bánh mận, đậu phụ thối, bánh bao, rượu gạo nếp,…mỗi món đều mang hương vị rất đặc trưng nên bạn có thể thử mỗi cái một ít.

10.2 Các món ăn đặc sản

Đã gọi là đặc sản thì nhất định không thể bỏ qua đâu nhé. Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn không thể làm ngơ với những món ngon hấp dẫn dưới đây đâu.

  • Vịt nướng: đây là món ăn đặc biệt nhất ở trấn Phượng Hoàng, thậm chí là nhất miền tây Hồ Nam. Vịt được luộc để giữ hương vị thơm ngon của và hương thơm tinh tế. Món này thực sự rất ngon miệng và độc đáo, bạn sẽ nhớ mãi không quên khi ăn thử một lần cho mà xem.
  • Súp chua Miao: súp chua của người Miao là món súp truyền thống, có màu vàng dịu dàng và hương vị tươi ngon hấp dẫn.
dac-san-phuong-hoang-co-tran
Đặc sản ở Phượng Hoàng cổ trấn
  • Đậu phụ rau Miao: đây cũng là một món ăn đặc biệt nổi tiếng ở trấn Phượng Hoàng. Món ăn này vừa mềm vừa thơm và giá cũng rất rẻ. Hầu hết trong bữa cơm hàng ngày của người Miao đều có món ăn này xuất hiện.
  • Mì gạo hấp: người dân bản địa thường thích ăn một bát mì gạo hấp vào đầu đầu và cuối hè.
  • Thịt xông khói chiên Bracken: có thể nói đây là đặc sản của trấn cổ này khi bạn có thể thấy tên chúng trong thực đơn của bất cứ nhà hàng này nơi đây. Thịt xông khói vào với nước sốt đặc biệt sẽ tạo nên hương vị khó quên. Đây cũng chính là món ăn thường thấy trong gia đình của người dân nơi đây.
  • Lợn hoang dã và nấm xào thịt: món ăn địa phương này có hương vị rất tinh tế nên khi đến đây thì đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử nhé.

10.3 Khám phá phố đồ nướng BBQ

Tại cổ trấn Phượng Hoàng có hai phố chuyên về các món nướng. Một là con đường cạnh khách sạn Great Wall trên đầu cầu Hồng Kiều, hai là con đường ở lối vào trấn (phố BBQ, chợ đêm Xinmalu). Tại đây, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều món nướng để ăn vào buổi tối.

do-nuong-bbq
Đồ nướng BBQ

Vào buổi tối, phố đi bộ cầu Yongfeng (con đường phía trước Hồng Kiều) có rất nhiều quầy hàng. Bạn có thể ăn rau xào chay với giá 3 – 6 NDT, rau dền giá 6 – 15 NDT, bánh bao giá 1 NDT/20 cái nhỏ, thịt nướng 10 NDT, vịt quay 20 – 40 NDT, cá dưa cải bắp và nhiều món ăn đặc sản khác,….Đồ ăn nhẹ bao gồm tôm đá 1 NDT, rau câu 0,5 – 1 NDT, tôm chiên 1 NDT, dưa chua Miaojia 1 NDT,… với hương vị rất đặc trưng của Phượng Hoàng cổ trấn.

do-nuong-bbq-2
Đồ nướng BBQ

Vào mùa hè, bạn cũng có thể ăn bánh bao đá chua ngọt ở đây với giá từ 0,5 – 1 NDT/ bát. Nếu muốn ăn thịt nướng thì đến đường Xinma và buổi đêm. Người ta cũng truyền nhau rằng đây là nơi tốt nhất để ăn yakitori. Món này gồm thịt bò, gân bò, bơ, thịt bò vàng, bò viên,… chúng được bán theo khay 26 que, mỗi xiên 10 cái với mức giá trung bình là 20 – 30 NDT Khu phố này mở cửa hầu hết các ngày nếu thời tiết đẹp.

11.Ở đâu khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn?

Tại trấn Phượng Hoàng hàng năm đều có: lễ hội Thanh Minh ( từ ngày 2 – 4 tháng 4), Ngày tháng 5 (từ ngày 1 – 3 tháng 5), lễ hội Thuyền Rồng (ngày 9/6 đến 11/6), tết Trung thu (15 – 17 tháng 9), hội Tháng Mười ( từ ngày 1 – 7 tháng 10). Đây là thời điểm nghỉ lễ dài nên du khách tập trung đến đây rất nhiều. Bạn nên cố gắng tránh mùa cao điểm này và các dịp cuối tuần khi đến trấn Phượng Hoàng.

Gợi ý một số nơi lưu trú cho bạn khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn dưới đây.

Khách sạn cao cấp

Phòng cao cấp này có giá nhà khoảng 200 NDT tùy theo vị trí và cách bài trí, nó có thể tăng gấp đến ba lần so với bình thường vào các ngày lễ. Các phòng khách sạn này phân bố chủ yếu ở lưu vịnh Jin Thủy, bến Beimen ở trung lưu và gian hàng Huilong ở hạ lưu.

khach-san-phuong-hoang-co-tran
Khách sạn có view nhìn ra Phượng Hoàng cổ trấn

Rất nhiều du khách sẽ chọn Nhà cao cấp Lâm Giang khi đến thăm trấn Phượng Hoàng vì muốn trải nghiệm cảnh sông nước. Địa điểm và cách bài trí của phòng Lâm Giang nói chung là tốt hơn cả nên được nhiều người ưa thích tuy nhiên giá khá đắt và về đêm không tránh được những ồn ào của quán bar xung quanh. Với các phòng ở tầng một thường bị ẩm hơn nên bạn cần hết sức chú ý. Cá nhân tôi khuyên bạn quay lại Longge sẽ có không gian yên tĩnh hơn.

Khách sạn phổ thông

Khách sạn 4 sao Xincheng được đánh giá là rất tốt với mức giá khoảng 300 – 1200 NDT. Khách sạn 2 sao hoặc gần 2 sao có giá dao động từ 100 – 300 NDT. Khách sạn gia đình có giá từ 60 – 100 NDT. Những khách sạn này nằm ở quận Tân Thành và không nằm trong khu trấn cổ. Chúng thường là sự lựa chọn của các nhóm khách du lịch trong khi nếu đi một mình mọi người sẽ chọn cá địa điểm ở trung tâm trấn.

khach-san-phuong-hoang-co-tran-3
Khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn

Nhà trọ bình dân

Các nhà trọ bình dân thường nằm trong các con hẻm được thiết kế thành các ký túc xá thanh niên với mức giá dao động từ 60 – 150 NDT tùy thuộc vào vị trí và trang trí cụ thể. Các nhà trọ bình dân kiểu này về cơ bản là có khoảng 30 giường.

12. Những nét văn hóa dân gian ở Phượng Hoàng cổ trấn

Tìm hiểu một chút về văn hóa dân gian nơi cổ trấn xinh đẹp này để chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn hơn nhé!

12.1 Ba truyền thuyết bí ẩn của miền tây Hồ Nam

Tương Tây luôn là vùng đất bí ẩn bởi 3 truyền thuyết: xác chết của Tương Tây, Fangyu và Luohuadongnv.

  • Xác chết của Tương Tây nói về phong tục truyền thống ở Tương Tây. Những người chết ở những nơi khác sẽ trở về quê hương để được chôn cất và thi thể của họ sẽ được đưa về đây. Theo phong tục thì người lái xe là một pháp sư mặc áo choàng phụ trách việc đưa thi thể trở về. Các quán trọ dọc đường sẽ được thông báo trước, dân làng đóng kín cửa và chỉ nghe thấy tiếng chuông reo bên ngoài. Khi đưa linh cữu trở về thì người ta sẽ rải giấy trắng dẫn đường và các xe chở người chết đi sau đó. Các xác chết sẽ được xếp thành hàng và bởi vì có rất ít xác chết và số lượng người nhìn thấy không nhiều nên có nhiều đồn đoán được dựng nên. Có thể nói tập tục này vẫn còn là một bí ẩn.
  • Fangyu là tập tục lâu đời ở trấn cổ Phượng Hoàng được lưu truyền từ thế này sang thế hệ khác. Hầu hết người dân ở làng Miao đều tuân theo tập tục này. Tương truyền rằng, Fangyu là một phù thủy bí ẩn ở ngôi làng phía nam Trung Quốc. Người ta thường nghe thấy âm thanh của những loại trùng độc từ xa xưa và từng có rất nhiều ồn ào về điều này. Thậm chí trong các văn bản được tìm thấy hay một số bác sĩ y khoa cũng coi đó là sự thật, thậm chí còn có cả những phương pháp điều trị bệnh.
  • Luohuadongnv là truyền thuyết về những người phụ nữ chưa kết hôn đang khóc than và đã chết. Người ta cho rằng các cô gái đó đã kết hôn với thần cây nên họ không lấy ai đến lúc chết. Sau khi chết thì những người trong gia đình không chỉ làm đám tang mà còn tổ chức cả hôn lễ để họ có được niềm vui trong đám cưới.

Trên đây là 3 bí ẩn dân gian ly kỳ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng chưa có lời giải.

12.2 Văn hóa phù thủy tại Phượng Hoàng cổ trấn

Văn hóa phù thủy (Nuo) là một nền văn hóa nguyên thủy cổ xưa và là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Văn hóa phù thủy gồm các tập tục hôn nhân của người Miêu như: trèo thang, bước lên cày lửa, nhảy múa nhang, biểu diễn múa rối của người Miêu, đám cưới, thờ thần, chơi opera, phong tục văn hóa phù thủy, gia súc có xương sống của người Miêu, các pha nhào lộn ông nội và bà nội, phim truyền hình vàng mã, và các bài hát chặn đường vàng mã,… đều thể hiện rất rõ.

Tất nhiên để trải nghiệm, bạn chỉ có thể xem các màn trình diễn nghệ thuật của nền văn hóa bí ẩn này trong các buổi biểu diễn của làng hoặc các bữa tiệc nướng trong trại lửa.

12.3 Phong tục dân gian của người Miêu

Người Miêu là dân tộc chủ yếu ở thị trấn cổ Phượng Hoàng, họ đã có nền văn hóa từ rất lâu đời. Trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, họ đã sử dụng sự siêng năng và trí tuệ của mình để tạo ra một lịch sử và văn hóa mang tầm vóc quốc gia rất riêng họ. Người dân ở đây rất chăm chỉ, đạm bạc, can đảm, trung thực, thẳng thắn và tình cảm.

nguoi-dan-toc-mieu
Người dân tộc Miêu

Trong cuộc sống hàng ngày của người Tujia và Miêu cho dù đó là cách sống, trang phục, ăn uống, kết hôn, lễ hội, văn hóa nghệ thuật,… đều có phong tục riêng rất độc đáo. Đó là tục treo chân, hội trường lửa, trang sức bạc, phong tục hôn nhân, bài hát, hôn lễ, lễ hội dân gian, lễ hội mùa thu, ca hát và nhảy múa, múa trống, dân ca, trang phục, thực phẩm đều mang đậm nét truyền thống. Tất cả tạo nên nét đẹp văn hóa ở Phượng Hoàng cổ trấn.

nguoi-dan-toc-mieu-2
Người dân tộc Miêu

13.Một số lễ hội ở Phượng Hoàng cổ trấn

Nếu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào những ngày lễ, chuyến hành trình của bạn chắc chắn sẽ thêm phần thú vị và nhộn nhịp hơn đấy.

Lễ hội của ngày 8/4

Đây là lễ hội truyền thống của người Miến diễn ra vào ngày 8/4 theo âm lịch hàng năm. Tập tục này là để thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn các vị anh hùng và tổ chức lễ hội truyền thống. Vào ngày này, mọi người tụ tập lại để nhảy múa, ca hát những giai điệu hùng tráng suốt ngày đêm.

Lễ hội thuyền rồng tháng 5

Trong lễ hội thuyền rồng có tập tục đua thuyền rồng nổi tiếng như ở các khu vực Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Trùng Khánh và Quý Châu trong những năm gần đây. Thời gian thi đấu là khoảng 2 ngày (ngày thứ tư và thứ năm của tháng 5 âm lịch).

Lễ hội Ngày 6 tháng 6

Ngày thứ 6 của tháng sáu âm lịch là thời điểm diễn ra lễ hội bài hát truyền thống của người Miêu. Vào ngày này, nam thanh nữ tú người Miêu từ mọi miền đều mặc trang phục truyền thống để ca hát hoặc chơi suona, chơi trống suốt đêm. Họ yêu thích ca hát và thể hiện cảm xúc của mình bằng qua bài hát. Đây cũng là cách nam giới tán tỉnh người phụ nữ của mình.

le-hoi-phuong-hoang-co-tran
Lễ hội ở Phượng Hoàng cổ trấn

Tết trung thu tháng 8

Tết Trung thu là tết đoàn viên, ăn bánh trung thu truyền thống cùng người thân trong gia đình. Cũng như nước ta, người dân ở Phượng Hoàng cổ trấn cùng quây quần sum vầy bên nhau.

Lễ hội Chongyang

Lễ hội Chongyang được diễn ra vào mùa thu là lễ đoàn tụ của người Miêu. Các gia đình Miêu xa xứ sẽ trở về đoàn tụ với gia đình vào ngày thứ 9 theo âm lịch.

le-hoi-phuong-hoang-co-tran-2
Lễ hội ở Phượng Hoàng cổ trấn

Lễ hội mùa thu

Lễ hội mùa thu của người Miến được bắt đầu vào ngày đầu tiên âm lịch hoặc một hai ngày sau đó để kỷ niệm ngày mùa.  Đây cũng là một lễ hội để những người đàn ông và phụ nữ trẻ của gia đình Miao thể hiện mình. Trên cánh đồng mùa thu, họ ca hát, nhảy múa, đánh trống để chào đón mùa thu.

Tết nguyên đán

Tết nguyên đán sẽ có múa lân, đốt đèn lồng rồng và đốt pháo chào năm mới. Sau nửa đêm thì hầu hết các gia đình đều đốt pháo và có thể việc này diễn ra trong một giờ đồng hồ. Vào ngày đầu năm mới, tất cả các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đều diễn ra khắp nơi.

14.Review Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

Trong những bài review Phượng Hoàng cổ trấn tự túc, du khách thường quan tâm đến 2 điều là” cách đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc chi phí đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc. Trong bài viết này, tôi sẽ mách bạn một số kinh nghiệm hữu ích như thế khi tham quan cổ trấn xinh đẹp này.

14.1 Cách đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

Các tài xế địa phương ở Phượng Hoàng cổ trấn về cơ bản không chặt chém hành khách, taxi địa phương thường đưa ra mức giá hợp lý tùy vào quãng đường bạn đi. Có 3 trạm xe buýt ở đây là: trạm xe buýt phía bắc chủ yếu khởi hành đến Jishou, Trường Sa (tiếng trung: 長沙, phiên âm: Zhǎngshā, là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam), Trương Gia Giới và Changde; trạm Tuqiaolong với nhiều xe buýt đến làng Miao; trạm cuối cùng là trong khu vườn dân gian, đó là một chiếc xe buýt cho Hoài Hoa.

Từ Trường Sa đến Phượng Hoàng cổ trấn

Tôi khuyên bạn nên đi xe trực tiếp chứ không phải đi tàu. Có một dịch vụ xe buýt trực tiếp từ Trường Sa đến cổ trấn trong hơn 6 giờ, nó có sẵn lúc 7:30 sáng và 14:30 chiều mỗi ngày. Đối với tàu hỏa, bạn cần đến Jishou và sau đó chuyển đến Fenghuang, mất 8 – 9 giờ. Trường Sa đến trấn Phượng Hoàng khởi hành lúc 7:30 sáng và xe buýt đưa đón sẽ được cung cấp trong 2 – 3 giờ tới.

tau-hoa-phuong-hoang-co-tran
Tàu hỏa đến Phượng Hoàng cổ trấn

Từ Hồ Nam đến Phượng Hoàng cổ trấn

Thường có một trạm gọi xe lửa đến Phượng Hoàng cổ trấn ở quảng trường của nhà ga nhưng xe ở đây thường đợi xe buýt đầy đủ trước khi nó rời đi. Tôi đi taxi bên ngoài ga xe lửa đến bến xe buýt phía nam Jishou để đi bằng xe máy lạnh đến Phượng Hoàng, xe buýt 20 phút, 52 km quốc lộ 209 và một giờ rưỡi đến cổ trấn. Thông thường không nên đi taxi đến ga Jishou đến Phoenix. Trước tiên, một số tài xế sẽ lừa khách du lịch lên xe buýt với giá vé thấp và buộc các điểm tham quan sau khi lên xe buýt.

Từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng cổ trấn

Thời gian di chuyển khoảng 4 giờ, đi qua Wangcun (thị trấn Furong), Guzhang, thành phố Jishou và đến Phượng Hoàng. Có một xe buýt trực tiếp từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng cổ trấn khởi hành lúc 08:30 sáng và khởi hành lúc 14:30 chiều. (Thời gian để Phượng hoàng trở lại Trương Gia Giới cũng giống như thời gian từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng).

xe-buyt-phuong-hoang-co-tran
Xe buýt đến Phượng Hoàng cổ trấn

14.2 Tiết kiệm chi phí đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc khi chọn nơi ở

Có nhiều khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn và giá cả khác nhau tùy theo vị trí và xếp hạng khách sạn. Để cho mọi người có một khái niệm rõ ràng hơn, tôi đã chia các khách sạn ở Phượng Hoàng thành 4 loại: khách sạn lớn, nhà trọ nhỏ, nhà trọ Linjiang trên sông Đà Giang và nhà trọ không phải Linjiang trên sông Đà Giang.

Các khách sạn lớn và nhà trọ nhỏ: theo quan sát của tôi, hầu hết trong số họ sống theo nhóm và khách du lịch chủ yếu là trẻ hơn 30 tuổi. Khách sạn lớn là đắt tiền và giá cơ bản là 100 NDT/đêm. Nhà trọ nhỏ thì rẻ, chỉ hàng chục NDT và chọn cái nào tùy vào điều kiện của bạn.

khach-san-phuong-hoang-co-tran-1
Khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn

Nhà trọ Linjiang bên sông Đà Giang: cá nhân tôi, tôi giới thiệu nhà trọ Linjiang bên sông Đà Giang thích hợp cho các cặp vợ chồng. Mở cửa sổ, bạn có thể nhìn thấy dòng sông Đà Giang trong vắt, hóng gió và chiêm ngưỡng cảnh đêm tuyệt đẹp của thành phố cổ. Điều này thật sự mang đến cho bạn cảm giác tuyệt vời và lãng mạn. Tuy nhiên, giá nhà trọ Linjiang không rẻ và giá nhà cơ bản là hàng trăm NDT. Nếu càng gần Hồng Kiều, nó sẽ càng đắt và nó sẽ rẻ hơn một chút vào mùa thấp điểm. Cá nhân tôi khuyên bạn nên ở thượng nguồn (Hồng Kiều là hạ lưu), sống gần thượng nguồn sông Thủy Kiều, có nhiều khách sạn ở đây, giá tương đối rẻ hơn.

khach-san-phuong-hoang-co-tran-3-1
Khách sạn có view nhìn ra sông Đà Giang

Nhà trọ không phải Linjiang bên sông Đà Giang: nhà trọ này tương đối ít, bạn phải chịu khó tìm nhưng bù lại giá rất tốt.

14.3 Tiết kiệm chi phí đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc khác

  • Đừng đến những nhà hàng rất phổ biến, tôi đã thử qua nhiều nhà hàng và cảm nhận về cơ bản là không tốt lắm.
  • Nếu thực đơn do người phục vụ trình bày không có giá trên đó thì hãy cẩn thận. Những nhà hàng như vậy thường có hai mức giá, một cho người địa phương và một cho người nước ngoài. Nếu mức giá sau thanh toán quá đắt, bạn nên nói rằng mình thường đến đây ăn để ông chủ tin tưởng rằng họ sẽ không lừa được bạn.
  • Một số nhà hàng mà tôi cảm thấy khá ưng ý khi ăn ở đó là: nhà hàng Junzi nằm đối diện bệnh viện Nhân dân huyện Phượng Hoàng; nhà hàng khách sạn Đại Sứ (Huang Yongyu); những con đường ăn vặt ở cổ trấn cũng có mức giá tốt và hương vị cũng rất tuyệt.
an-uong-phuong-hoang-co-tran-3
Đồ ăn vặt ở Phượng Hoàng cổ trấn
  • Kẹo gừng là một trong những đặc sản ở Phượng Hoàng cổ trấn, bạn có thể mua nó ở các cửa hàng với thương hiệu Liu.
  • Nếu bạn muốn mua một ít trang sức bạc, nên đến cửa hàng lớn trong thành phố để tìm được sản phẩm tinh tế và khéo léo nhất.
  • Cẩn thận với những lời chào mời đi thuyền ngắm cảnh, mua gói hướng dẫn du lịch,… vì bạn có thể bị chặt đẹp đấy.
dao-thuyen-phuong-hoang-co-tran
Dạo thuyền ngắm cảnh Phượng Hoàng cổ trấn
  • Phượng Hoàng cổ trấn đã là thành phố du lịch trong thời gian gần đây nên bạn hãy cảnh giác về bảo quản tốt túi tiền của mình nhé!

15.Những lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

  • Cảnh giác với những lời chào mời vì bạn có thể bị “chặt chém” một cách không thương tiếc. Tốt nhất là hỏi kỹ lại hướng dẫn hoặc tự mình tham khảo giá nhiều nơi trước khi tham gia một hành trình nào đó.
  • Trước khi muốn mua một món đồ gì, hãy tham khảo giá ở nhiều nơi vì có rất nhiều cửa hàng giống nhau ở cổ trấn này. Hoặc bạn hãy mặc cả một cách lịch sự nếu thấy mức giá quá bất hợp lý.
  • Không trả tiền chỗ đậu xe trên các con đường trong thành phố. Bạn có thể đỗ xe miễn phí khi bạn nhìn thấy những con đường có vạch kẻ đường. Bạn sẽ dễ dàng tìm được chỗ đỗ nếu không phải mùa du lịch.
  • Sau khi ra khỏi đường cao tốc, có một bãi đậu xe ở phía bắc thành phố dành riêng cho xe tự lái và xe buýt du lịch với phí đỗ xe chỉ 20 NDT/mỗi ngày.
  • Mặc dù Phượng Hoàng cổ trấn là thị trấn thân thiện nhưng từ khi mở rộng thành khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn vẫn nên cẩn thận và đề phòng móc túi, trộm vặt.

Túi xách, ba lô nên đeo ở phía trước; chỉ chừa một ít tiền lẻ ở bên ngoài còn lại để trong ví hoặc trong thẻ; hạn chế đeo đồ trang sức đắt tiền quá nhiều khi ra ngoài.

khám phá Phượng Hoàng cổ trấn
Nếu có dịp hãy ghé thăm Phượng Hoàng cổ trấn một lần
  • Nếu lần đầu đến khám phá Phượng Hoàng cổ trấn, bạn nên chọn du lịch theo tour thay vì tự túc. Trong tour du lịch sẽ có công ty và hướng dẫn viên hỗ trợ bạn về nơi ở, phương tiện đi lại, địa điểm tham quan, ăn uống,…
  • Mặc dù vậy, bạn vẫn nên học một vài câu tiếng Trung thông dụng để mua hàng hoặc tìm khách sạn đề phòng lạc đường.
  • Tham quan và khám phá Phượng Hoàng cổ trấn cần nhất là đi bộ nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày bata, giày đế bằng, giày bệt,…để tiện cho việc di chuyển và đỡ bị đau chân.

16.So sánh chi phí đi Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM và từ Hà Nội?

Nên đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM hay từ Hà Nội? là câu hỏi được nhiều bạn sống ở miền Nam quan tâm khi muốn ghé thăm Phượng Hoàng cổ trấn một lần trong đời hoặc đi lần thứ 2.

Đương nhiên, nếu bạn sống ở phía Bắc hay ngay thủ đô Hà Nội thì có 2 lựa chọn đi Phượng Hoàng cổ trấn là đi bằng đường bộ hoặc đi bằng máy bay sang Phượng Hoàng cổ trấn. Cả 2 giải pháp này đều có mức chi phí khá rẻ. Điều này thể hiện rất rõ trong giá tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn xuất phát từ Hà Nội có giá chỉ bằng ½ giá tour Phượng Hoàng cổ trấn bay thẳng từ HCM.

Tourhot24h.vn đã khảo sát giá tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội, chi phí chỉ khoảng từ 5 – 7 triệu. Vậy chúng ta tự hỏi tại sao không ra Hà Nội tham quan một vòng rồi sang thăm thành cổ Phượng Hoàng, liệu có rẻ hơn so với bay thẳng từ HCM? Đọc tiếp để có câu trả lời bạn nhé!

Nếu đi Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội, chúng ta sẽ mất chi phí vận chuyển như sau:

  • Di chuyển bằng ô tô: bạn sẽ đi từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị, tiếp tục đi xe điện đến nơi làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi làm xong thủ tục thì đi bộ ra bến xe, xe sẽ đi từ cửa khẩu Trung Quốc đến ga Nam Ninh. Thời gian di chuyển suốt hành trình mất khoảng 10 tiếng (chưa kể làm thủ tục và chờ xe). Chi phí khoảng 1.400.000 VNĐ/người.
  • Di chuyển bằng tàu hỏa: đầu tiên là mua vé tàu ở ga Gia Lâm – Nam Ninh, tiếp tục chuyển tàu và mua vé tuyến Nam Ninh – Cát Thủ (Trương Gia Giới). Quãng đường đến Trương Gia Giới mất khoảng 15 tiếng, nếu bạn tiếp tục di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn thì mất thêm 4 tiếng đi xe buýt nữa. Tổng chi phí khi di chuyển bằng phương tiện này khoảng 1.350.000 VNĐ/người.
  • Di chuyển bằng máy bay: bay thẳng tới sân bay Đồng Nhân (Phượng Hoàng cổ trấn) với thời gian khoảng 2 tiếng 30 phút, tùy chọn hãng bay mà giá khác nhau. Giá dao động từ 1.5000.000 – 2.500.000 VNĐ/người.
  • Thôn

Thông tin chuyến bay từ Hà Nội (Nội Bài) đi Trương Gia Giới (DYG), cập nhật 2020: (không có chuyến bay thẳng đến PHCT nên thường chúng ta sẽ đi chuyến bay này để đến PHCT nhé)

chuyen-bay-tu-noi-bay-di-truong-gia-gioi-2020
chuyen-bay-tu-noi-bai-di-truong-gia-gioi-2020

Thông tin chuyến bay từ HCM đi Trương Gia Giới (DYG) cập nhật 2020:

chuyen-bay-tu-tan-son-nhat-di-truong-gia-gioi-2020
chuyen-bay-tu-tan-son-nhat-di-truong-gia-gioi-2020

Chi phí di chuyển từ HCM ra Hà Nội:

Di chuyển bằng tàu hỏa: bạn sẽ mất thời gian khoảng 2 ngày và giá vé từ 700.000 – 1.200.000 VNĐ/vé tùy loại ghế.

Di chuyển bằng máy bay: thời gian bay khoảng 2 tiếng 15 phút với mức giá 3.500.000 VNĐ/khứ hồi.

Tóm lại:

  •  Bay thẳng từ Tân Sơn Nhất (HCM) qua Phượng Hoàng cổ trấn (TQ) thì giá vé máy bay khoảng 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ, thời gian bay 3 tiếng 30 phút.
  • Nếu đi theo tuyến HCM – Hà Nội – Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường bay hoàn toàn thì mất khoảng 5 tiếng (tính luôn thời gian trung chuyển chờ đợi thì mất khoảng 10 tiếng) và chi phí tăng thêm so với đi từ HCM từ 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ/người.

Kết luận

Theo đánh giá trên, chúng ta có thể thấy xét về mặt chi phí thì không tiết kiệm được nhiều tiền, có thể nói chi phí là không lệch nhau giữa đi thẳng từ HCM so với bay ra Hà Nội đi tham quan Phượng Hoàng cổ trấn. Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian dư nhiều cho chuyến du lịch, quỹ thời gian tầm 10 ngày thì chúng tôi khuyến nghị lịch trình như sau:

  • 2 – 4 ngày tham quan Hà Nội và miền Bắc (Tây Bắc hoặc các tỉnh lân cận (Phong Nha, Tràng An-Ninh Bình, Hải Phòng,…)
  • 4 – 6 ngày tham quan Phượng Hoàng cổ trấn.

Đương nhiên, số ngày tham quan dài thì cần dự trù chi phí ăn ở nhiều hơn cho 2 – 4 ngày ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bù lại, bạn sẽ có một chuyến phượt khá lý thú đấy và tiết kiệm chi phí so với việc chỉ đi Phượng Hoàng cổ trấn hay chỉ đi Hà Nội chơi. Một chuyến đi 2 hành trình hứa hẹn rất tuyệt vời!!

17.Những câu hỏi thường gặp khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp mà du khách quan tâm khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.

17.1 Thời điểm du lịch tốt nhất ở trấn cổ Phượng Hoàng?
phuong-hoang-co-tran-dep-nhat

Bạn có thể đến thăm trấn cổ Phượng Hoàng vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, mùa xuân và mùa thu được cho là đẹp nhất. Với những người đam mê nhiếp ảnh thì nên chọn khoảng thời gian tháng 3 – 4 và tháng 9 – 11. Với những người yêu thích lễ hội dân gian thì nên chọn dịp tết nguyên đán, lễ hội thuyền rồng,… Khách yêu thích những trải nghiệm du lịch thú vị thì nên tận hưởng mùa xuân trên những ngọn núi và làn nước trong xanh của thành phố Phượng Hoàng cổ trấn, tắm nước đá ở khu vực tắm tự nhiên sông Tuojiang vào mùa hè, tham gia chợ Phiên của người Miên sau vụ thu hoạch mùa đông. Nếu có nhiều thời gian thì tốt nhất là đến vào thời điểm Tuần lễ vàng diễn ra.

17.2 Giao thông từ Trường Sa đến trấn Phượng Hoàng

Từ Trường Sa để đến trấn Phượng Hoàng thì nên đi đường cao tốc Changchang, Changji với 6 giờ lại xe. Từ ngày 18/12/2008, đường cao tốc tiếng Nhật chính thức thông tuyến đã rút ngắn đáng kể khoảng cách này. Nếu nói đến đường cao tốc đẹp nhất phải kể đến tuyến đường ở tỉnh Hồ Nam, từ Thường Đức (Changde) đến Cát Thủ với quãng đường dài và dự án lớn nhất. Đây còn có tên là “Con đường đầu tiên ở tỉnh Hồ Nam“, phong cảnh ở hai bên đường cao tốc đẹp như tranh vẽ và nếu đi bộ đến tây Hồ Nam theo đường này là một trải nghiệm thú vị.

17.3 Nên du lịch Phượng Hoàng cổ trấn trong bao lâu?
du-lich-phuong-hoang-co-tran-bao-lau

Phượng Hoàng cổ trấn nổi bật với 9 điểm danh thắng chính trong thành phố là đền Yang Family, tháp East Gate, chèo thuyền sông Minjiang, khu nhà cũ của Shen Congwen, khu nhà cũ của Xiong Xiling, nhà thờ lớn của Hongong Fenglou. Ngoài ra, địa điểm tham quan gần đó còn có Vạn Lý Trường Thành, hang động Qiliang và thành phố cổ Huangsiqiao. Để đi hết trấn cổ Phượng Hoàng, bạn sẽ mất vài ngày. Nếu muốn đến làng của người Miên, đến Ximenxia thì cần thêm vài ngày nữa. Nói chung, bạn hãy dành vài ngày để đi hết các điểm tham quan trong phố cổ sau đó đến các điểm xung quanh, ngắm nhìn Phượng Hoàng vào đêm và hòa mình vào không khí đậm chất văn hóa, lịch sử nơi đây. Thời gian cần có thể 2 – 3 ngày hoặc hơn và sẽ lý tưởng nhất nếu bạn lên kế hoạch từ trước đó.

17.4 Vấn đề an ninh trật tự ở trấn cổ Phượng Hoàng
mot-goc-phuong-hoang-co-tran

Hầu hết các đường phố và ngõ hẻm ở trấn Phượng Hoàng đều rất sạch sẽ. Điều này có công rất lớn của những công nhân vệ sinh đang làm việc ở đây. Và họ cũng hy vọng rằng những du khách đến trấn này sẽ có ý thức chăm sóc và bảo vệ môi trường thật tốt. Tại trấn Tương Tây, mặc dù đậm chất văn hóa bản địa nhưng an xã hội ở trấn Phượng Hoàng rất tốt. Người dân nơi đây rất hiếu khách và nếu có bất cứ vấn đề gì bạn có thể gọi 110 hoặc liên hệ văn phòng du lịch để được giúp đỡ.

17.5 Tín hiệu di động ở trấn Phượng Hoàng có tốt không?

Tín hiệu điện thoại ở Phượng Hoàng cổ trấn rất tốt và thuận tiện. Sóng di động của China Mobile và China Unicom đều được phủ sóng rộng khắp tất cả các điểm du lịch và đường cao tốc lớn bên ngoài thành phố. Tuy nhiên, tín hiệu ở Gucheng Inn không được tốt lắm nên đừng quá khó chịu về điều đó. Bạn cũng có thể sử dụng điện thoại di động ở tỉnh Hồ Nam để có thể thanh toán trực tiếp tại quầy Jianshe, Fenghuang Gucheng hoặc nạp thẻ để thanh toán.

17.6 Nên mang bao nhiêu tiền và có rút dễ hay không?

Hệ thống ATM, ICBC, CCB và Tiết kiệm bưu điện ở trấn Phượng Hoàng đều đã có các cây ATM đặt tại một số khách sạn, điểm giải trí hay trung tâm thắng cảnh. Bạn chỉ cần mang thẻ UnionPay đến trấn Phượng Hoàng và sử dụng. Lưu ý là tại đây không sử dụng tiền xu.

17.7 Vật giá ở trấn cổ Phượng Hoàng?

So với tất cả các danh lam thắng cảnh trong nước thì giá cả ở trấn Phượng Hoàng được cho là tương đối thấp. Tại đây, bạn có thể ăn rất ngon với giá tương đối rẻ. Mặc dù thị hiếu của người dân địa phương được chú trọng nhưng do lượng du khách ngày càng tăng nên người dân cũng đã chú ý đến khẩu vị thực khách nhiều hơn. Tại trấn Phượng Hoàng có rất nhiều nhà hàng nhỏ trong các khu danh thắng. Tại đây có thể rất dễ dàng để tìm nơi để thưởng thức ẩm thực. Đặc biệt các món ăn vặt ở khu chợ đêm đều rất đặc biệt và được yêu thích.

17.8 Đi Phượng Hoàng cổ trấn nên mặc gì?

Tùy vào thời tiết và điều kiện khí hậu mà bạn có thể lựa chọn trang phục phù hợp cho mình. Ví dụ vào mùa xuân, bạn có thể chọn các bộ quần áo mỏng nhẹ vào ban ngày, khoác thêm áo ấm mỏng vào ban đêm. Mùa hè chọn trang phục năng động nhưng nhớ bôi thêm kem chống nắng, kính râm,…Mùa thu chọn trang phục thoải mái, ưu tiên phong cách đơn giản và nhẹ nhàng. Mùa đông, bạn nên chú ý chọn trang phục giữ ấm vì mùa đông ở Phượng Hoàng cổ trấn sẽ có tuyết rơi.

Hy vọng những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đầy đủ hơn. Mừng năm mới, làm chuyến vui chơi tại Phượng Hoàng cổ trấn thôi bạn ơi!

Bài viết khác

5 thoughts on “Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: liệu có đẹp như lời đồn? (cập nhật 2020)

  1. Pingback: Đi Phượng Hoàng cổ trấn nên mua gì? Gợi ý mua quà khi du lịch cổ trấn | Tourhot24h.vn

  2. Pingback: Nữ Nhi Thành Ân Thi- khám phá Tây Lương nữ quốc trong Tây Du Ký giữa đời thực | Tourhot24h.vn

  3. Pingback: Review Phù Dung trấn thiên đường cho ai mê mẩn cổ trấn ngàn năm | Tourhot24h.vn

  4. Pingback: Kinh nghiệm du lịch Ân Thi tất tần tật mới nhất 2020 | Tourhot24h.vn

  5. Pingback: Review Phượng Hoàng cổ trấn tự túc cho người mới bắt đầu | Tourhot24h.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *