Hoàng Sơn Tứ Tuyệt: 4 cảnh đẹp thiên nhiên phải tham quan

Hoàng Sơn Tứ Tuyệt là 4 biểu tượng cảnh đẹp tuyệt đối phải ghé thăm khi tham quan Hoàng Sơn, gồm: kỳ thông (rừng thông cổ thụ), kỳ thạch (tản đá lớn cổ, hay còn gọi là quái thạch), kỳ vân (hay còn gọi là vân hải/biển mây và ôn tuyền (tức suối nước nóng tự nhiên trên núi Hoàng Sơn).

Tour du lịch Hoàng Sơn và hành trình khám phá danh thắng Hoàng Sơn hiện đang được rất nhiều du khách yêu thích và mong muốn tham gia một lần. Càng hiểu nhiều hơn về những cảnh sắc tuyệt đẹp nơi Hoàng Sơn, chúng ta càng muốn đến đây ngay để trải nghiệm nó.

Bài viết hôm nay, Tourhot24h.vn xin giới thiệu đến bạn top 10 “kỳ thạch” (hay còn gọi là quái thạch) và “kỳ thông” đặc sắc nhất ở Hoàng Sơn cũng như tìm hiểu về 2 cảnh sắc cuối cùng trong Hoàng Sơn “Tứ Tuyệt”.

Hoàng Sơn Tứ Tuyệt hay Tứ tuyệt là gì?

Tứ tuyệt (trong từ Hoàng Sơn Tứ Tuyệt) là dịch từ từ tiếng Hoa “四绝”, phiên âm là “Sì jué” , tiếng anh gọi là “Four Musts”, có nghĩa là 4 cái tuyệt đối phải làm. 绝 (phiên âm: jué ) có nghĩa là tuyệt đối.

Do đó, Hoàng Sơn Tứ Tuyệt là 4 cảnh đẹp tuyệt đối phải ghé thăm khi đi du lịch Hoàng Sơn, bao gồm:

  1. Kỳ thông (những cây thông) Hoàng Sơn (奇松 – Qí sōng )
  2. Kỳ thạch (kỳ đá, hay quái thạch) Hoàng Sơn (怪石 – guài shí )
  3. Kỳ vân/Vân Hải (hay còn gọi là biển mây Hoàng Sơn) (云海 – yúnhǎi )
  4. Ôn tuyền (hay còn gọi là suối nước nóng Hoàng Sơn (温泉 – wēnquán )

Người dân An Huy – Hoàng Sơn còn Hoàng Sơn tứ tuyệt với danh từ mỹ miều là “Bốn nàng thơ Hoàng Sơn“.

HOANG-SON-TU-TUYET-LA-GI
Hoàng Sơn tứ tuyệt là gì?

Khi tham gia tour du lịch núi Hoàng Sơn, quý khách sẽ được trải nghiệm khám phá núi Hoàng Sơn. Tại đây, quý khách sẽ lần lượt chinh phục và chụp hình siêu đẹp bên bốn nàng thơ xinh đẹp của Hoàng Sơn Tứ Tuyệt nhé….

Nào hãy xem các nàng ấy đẹp đến chừng nào nào…..

1.Top 10 “kỳ thạch” siêu hút khách tại Hoàng Sơn Tứ Tuyệt

Kỳ thạch (hay còn gọi là quái thạch, tên tiếng Hoa: 大怪石, tên phiên âm: Dà guài shí , tức tản đá to lạ) ở Hoàng Sơn rất độc đáo và mang hình dáng đa dạng được đặt theo những cái tên khác nhau. Nổi bật trong số đó là 10 “kỳ thạch” nằm trên 4 đỉnh núi cao nhất Hoàng Sơn. Tên gọi của các “quái thạch” này chủ yếu dựa theo hình dáng của nó. Tên đá còn được đặt gắn liền với tôn giáo, với màu sắc cổ tích, có thể gắn với hình ảnh một con vật, một câu chuyện lịch sử, dân gian…. 

quai-thach-nui-hoang-son-trung-quoc
Kỳ thạch Hoàng Sơn đa dạng

Tất cả đã khiến cho các quái thạch này trở nên sống động hơn trong con mắt của du khách. Dưới đây là top 10 “quái thạch” mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Hoàng Sơn đâu đấy!

10-ky-thach-o-nui-hoang-son
10 kỳ thạch ở núi Hoàng Sơn

1.1 Đá bay Hoàng Sơn (Feilai)

Đá bay Hoàng Sơn (tên tiếng hoa: 飞来石, tên phiên âm: Fēi lái shí , tên tiếng anh: Feilai) nằm trên đỉnh Quang Minh của Tây Hải và là một trong những hòn đá nổi tiếng nhất ở Hoàng Sơn. Đá bay Feilai ẩn hiện trong đám mây kết hợp với hoàng hôn Tây Hải trông giống như nó đang bay lơ lửng trên bầu trời.

Đá bay Feilai lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình Dream of Red Mansions (hay còn gọi là “Hồng Lâu Mộng“) năm 1987, đã trở thành “quái thạch” nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

Đá bay là một phiến đá được nằm trên một tảng đá bằng phẳng khác thuộc khu đền Pingtian (tên phiên âm: Píngtián, tên gốc: 平田) nơi đã được phong hóa tự nhiên ở Hoàng Sơn.

Sự tiếp xúc giữa hai tảng đá rất nhỏ khiến cho người nhìn có cảm giác hòn đá đang bay lên bầu trời. Cũng chính vì thế mà nó được đặt tên là Đá bay. Hòn đá bay cao 12m, dài 7,5m và rộng 2,5m nằm trên phiến đá bằng phẳng dài 12 – 15m, rộng 8 – 10m, dày 1,5 – 2,5m và nặng khoảng 360 tấn

 

da-bay
Đá bay Feilai

Tương truyền rằng vào thời nhà Tống, có một người thợ chế tác đá tên là Shan Fu gặp rất nhiều khó khăn khi muốn sửa chữa cây cầu cho người dân quê nhà. Ông cùng những người bạn đã chuyển đá từ núi Hoàng Sơn về để xây cầu tuy nhiên hòn đá cuối cùng đã rơi ra trên đường chuyển đi và từ đó nó bén rễ với nơi đây và trở thành đá bay Feilai ngày nay.

Đá bay Feilai là một trong những “quái thạch” độc đáo nhất ở Hoàng Sơn. Người ta cho rằng, các du khách đến danh thắng Hoàng Sơn thường chỉ nhớ đến những cây thông cổ nổi tiếng như thông nghênh khách mà quên mất đi hòn đá bay đặc biệt Feilai.

Đó quả là một điều đáng tiếc cho du khách khi không được chiêm ngưỡng thế đứng độc đáo của hòn đá này. Nếu đã đến đây, bạn sẽ không thể không chụp lại một tấm ảnh kỷ niệm với phiến đá khổng lồ Feilai đâu nhé!

Tuy nhiên những năm gần đây, người ta đã chú ý đến đá bay nhiều hơn khi tới Hoàng Sơn và điều đó khiến nó trở thành viên đá nổi tiếng nhất cũng như trở thành một điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới khu danh thắng tỉnh An Huy này. 

da-bay-hoang-son-2
Đá bay Feilai là quái thạch nổi tiếng nhất Hoàng Sơn
\

Một điều đặc biệt ở hòn đá bay này là nó sẽ cho bạn chiêm ngưỡng những cảnh quan khác nhau khi đứng ở những góc nhìn khác nhau. Từ hướng Bắc Hải tới đỉnh Quang Minh, du khách sẽ thấy toàn cảnh của đá bay như được mô tả trong đề tựa “Giấc mơ của lâu đài đỏ”.

Từ hướng Tây Hải thì chỉ có thể thấy cảnh viên đá đang bay lên như một quả đào trong truyện cổ tích và người ta gọi nó là Đỉnh Xiantao (tên phiên âm: Xiāntáo, tên gốc: 仙桃).

Đi đến công viên Grand Canyon (tên phiên âm: Dà xiágǔ, tên gốc: 大峡谷) của Tây Hải rồi đi về phía đông của Hoàng Sơn, hòn đá sẽ nổi lên biển mây như một chiếc thuyền buồm trên biển để cưỡi gió và sóng, vì vậy nó còn được gọi là “thuận buồm xuôi gió”.

Hầu hết các ngọn núi đá ở Hoàng Sơn đều được hình thành từ kỷ băng hà đệ tứ cách đây hơn 1 triệu năm và chúng có những hình dạng rất đặc biệt ở những góc nhìn khác nhau.

Khi đến khu danh thắng Hoàng Sơn, bạn đừng bỏ qua đá bay Feilai nhé. Đứng trên khu vực hòn đá bay này, bạn có thể thấy công viên Grand Canyon và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các ngọn núi cao khác. Hãy mở rộng tâm hồn, cảm nhận được sự kỳ diệu và hùng vĩ của thiên nhiên Hoàng Sơn tại đây.

 

1.2 Hoàng Sơn ngày đầu tiên (Đá Hoàng Sơn Yixian Tian)

“Đá Hoàng Sơn ngày đầu tiên” (tên tiếng Hoa: 黄山一线天, tên phiên âm: Huángshān yīxiàn tiān ), kỳ thạch thứ hai tại Hoàng Sơn, nằm ở bên dưới hang Số Ôn (Wenshu). Ở đường Yuping (tên phiên âm: Yùpíng, tên gốc: 玉屏) có một con dốc, một cây cầu phà và có một con đường bằng đá hẹp dài kẹp giữa hai bức tường với điểm rộng nhất là 2m, phần hẹp nhất là 0,5m với hơn 80 bậc thang ở giữa. 

 

hoang-son-dau-tien
Quái thạch Hoàng Sơn đầu tiên

Du khách sẽ bắt gặp “Hoàng Sơn đầu tiên” trước khi tham quan các điểm khác ở khu thắng cảnh Hoàng Sơn. Để qua được đây, du khách phải đi từng hàng một vì diện tích của nó khá khiêm tốn.

1.3 Kỳ Đá Gà trống vàng  Tiandu

“Gà gà trống vàng Tiandu” (tên tiếng Hoa:梦笔生花, tên phiên âm: Jīnjī jiào tiān dū ), kỳ đá thứ 3 tại Hoàng Sơn, là một nhóm các tảng đá được tạo thành ngẫu nhiên nằm ở đỉnh Thiên Đô (Tiandu). Tên gọi “Gà trống vàng” cũng bắt nguồn từ hình dáng của nó.

ga-trong-vang
Kim kê gọi ngày

Mỗi khi bình minh, ánh sáng chiếu rọi vào các hòn đá hình gà trống trên đỉnh Thiên Đô tạo thành một cảnh tượng tuyệt đẹp và người ta gọi đó là  “Kim Kê gọi ngày”.

1.4 Kỳ Đá Hoa bút trong mơ (kỳ thạch thứ 4 tại Hoàng Sơn)

“Đá Hoa bút trong mơ” (tên tiếng Hoa: 梦笔生花), kỳ thạch thứ 4 là một phiến đá nổi tiếng tại khu thắng cảnh Hoàng Sơn, nằm ở bên trái Bắc Hải. Đỉnh của nó giống như một cây bút với đầu bút nhô lên và cũng trông giống như một bông hoa tuyệt đẹp nên mới có tên gọi như vậy.

Ban đầu trên đỉnh của thạch đá này là một cây thông vàng nhưng do thời tiết khắc nghiệt nên đã khô héo, cây thông ngày nay chúng ta nhìn thấy là một cây thông khác ở Hoàng Sơn.

 

hoa-but-trong-mo
Kỳ đá Hoa bút trong mơ

“Hoa bút trong mơ” là một cột đá cao hàng chục mét, cột đá này là một kiệt tác thiên nhiên hiếm có. Khi quan sát từ phía bên trái, bạn có thể thấy hòn đá giống như một con lạc đà. Toàn bộ ngọn núi cũng giống như một con lạc đà nên còn được gọi là núi lạc đà. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn những đỉnh núi cao chót vót với vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng hùng vĩ.

1.5 Kỳ đá Người hướng dẫn bất tử (Fairy Man – Magpie Đặng Mei)

“Kỳ đá Người hướng dẫn bất tử” (tên tiếng Hoa: 仙人指路(喜鹊登梅), tên phiên âm: Xiānrén zhǐ lù (xǐquè dēng méi) ) nằm ở ngã tư của đền Yungu (tên phiên âm: Yún gǔ, tên gốc: 云谷). Vì hình dạng của nó giống như một người bất tử trong chiếc áo choàng đang giơ cánh tay lên chỉ đường nên nó còn được đặt tên là “Đường Xianren” (tên phiên âm: Xiānrén, tên gốc: 仙人)

huong-dan-bat-tu
Hướng dẫn bất tử

Nhìn lên từ hướng cây cầu Shiban ở phía bắc của gian hàng Rensheng, phiến đá “Người hướng dẫn bất tử” trông giống như một con chim sẻ. Bên cạnh nó có một cây thông Hoàng Sơn mang hình dạng như quả mận rất độc đáo.

1.6 Kỳ thạch Năm vị thần già

“Kỳ thạch Năm vị thần già” (tên tiếng Hoa: 五老上天都, tên phiên âm: Wǔ lǎo shàngtiān dū) bao gồm những hòn đá kỳ lạ ở khu thắng cảnh Hoàng Sơn. Các hòn đá này có hình dáng giống 5 người đàn ông đang tay trong tay hướng về đỉnh Thiên Đô nên người ta mới gọi tên như thế. Ngoài ra, khối đá này còn có tên gọi khác là “Đỉnh ông già”.

 

nam-vi-than-gia
Năm vị thần già, kỳ thạch thứ 6 tại núi Hoàng Sơn

 

1.7 Kỳ thạch lão dược sư hái thuốc

Kỳ đá “Lão dược sư hái thuốc” (tên tiếng Hoa: 老僧采药, tên phiên âm: Lǎo sēng cǎi yào) nằm ở điểm tham quan tại đền Yungu. Nó được đặt tên như vậy vì ở đây có những thạch đá hình thù kỳ lạ đứng cạnh thông Hoàng Sơn trông tương tự như hình một thầy thuốc già chăm chỉ hái thuốc trên núi.

1.8 Kỳ thạch giày cao cổ thần

Kỳ đá “giày cao cổ thần” (tên tiếng Hoa: 仙人晒靴, tên phiên âm: Xiānrén shài xuē ) nằm ở bên phải của tòa nhà Paiyun. Đó là hai tảng đá lớn giống như một đôi ủng vô cùng độc đáo. Du khách đến tham quan và du lịch Hoàng Sơn rất thích check in cũng như chụp ảnh tại khu vực này.

 

giay-cao-co-bat-tu
Kỳ đá Giày cao cổ bất tử

1.9 Kỳ đá Khỉ ngắm biển (Monkey Guanhai)

Kỳ đá khỉ ngắm biển (tên tiếng Hoa: 猴子观海, tên phiên âm: Hóuzi guān hǎi ) là một phiến đá nằm ở đỉnh Sư Tử, thuộc khu thắng cảnh Bắc Hải. Hòn đá quái thạch này trông giống một con khỉ Vương đang ngắm biển mây trên đỉnh núi. Đó cũng là nguồn gốc tên gọi của phiến đá có hình dáng thú vị này.

 

khi-ngam-bien
Hòn đá Khỉ ngắm biển

1.10 Chàng trai tôn thờ Guanyin

Kỳ đá “Chàng trai tôn thờ Guanyin” (tên tiếng Hoa: 童子拜观音, tên phiên âm: Tóngzǐ bài guānyīn ), kỳ thạch thứ 10 ở Hoàng Sơn, nằm ở bên sườn của đỉnh Gengyun (tên phiên âm: Gēng yún, tên gốc: 耕云). Ở đây có một gian hàng bằng đá khổng lồ bên cạnh bậc thang  của đỉnh Thiên Đô. Hình ảnh này giống như một quý cô mặc trang phục Guanyin, đối diện là hòn đá có dáng vẻ như một chàng trai đang quỳ trên mặt đất. Chính vì vậy nó được gọi là “Chàng trai tôn thờ Guanyin”.

Đến đây bạn đã tò mò và muốn khám phá kỳ thạch Hoàng Sơn chưa nào….

Nếu muốn du lịch Hoàng Sơn tứ tuyệt hãy liên hệ ngay Tourhot24h.vn nhé

tour-du-lịch-hoang-son-tu-tuỵet

Tour du lịch Hoàng Sơn Tứ tuyệt, giá chỉ 8,99 triệu, rẻ nhất thị trường

Tặng thêm tour Thượng Hải

Thêm tour Hàng Châu

Bay thẳng từ HCM đến Đồn Khê, An Huy

Nào chúng ta hãy tiếp tục thăm tiếp tứ tuyệt thứ hai của Hoàng Sơn Tứ Tuyệt nhé

2.Top 10 kỳ thông (cây thông) nổi tiếng phải ghé thăm khi du lịch Hoàng Sơn Tứ Tuyệt

Kỳ thông Hoàng Sơn là rừng thông cổ thụ và hơn 100 cây thông có hình dáng nổi bật cũng là một trong những điểm nhấn tại Hoàng Sơn. Trong số đó, có 32 cây có tên trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới.

Hình ảnh những cánh rừng thông đón gió đã trở thành biểu tượng văn hóa của Hoàng Sơn, tỉnh An Huy nói riêng, toàn đất nước Trung Quốc nói chung.

Thông Hoàng Sơn phủ kín 72 ngọn núi, tầng tầng lớp lớp đan xen, lay động trong gió, mạnh mẽ trong mưa bão mây mù, tỏa sáng chào đón mùa xuân. Vì thế không có gì lạ khi người xưa đã từng ca ngợi:

Vẻ đẹp của Hoàng Sơn bắt đầu từ cây thông”.

Trích câu nói dân gian ở Hoàng Sơn, An Huy

 

2.1 Thông nghênh khách (Yingkesong)

Cây thông nghênh khách (Yingkesong) ( tên tiếng Hoa: 迎客松, tên phiên âm: Yíng kè sōng ) là cây thông nổi tiếng nhất ở khu thắng cảnh Hoàng Sơn, ai đã từng đi đến nơi này đều biết đến nó. Thông nghênh khách hay thông đón khách mọc ở phía trước con sư tử đá của tòa nhà Yuping và là biểu tượng của Hoàng Sơn.

Cây thông nghênh khách Yingkesong này chính là biểu tượng logo của Hoàng Sơn.

Hình ảnh cây thông đón khách trên đỉnh Ngọc nữ đã đi vào thơ ca, đặc biệt là bài hát Hoàng Sơn Shimatsu nổi tiếng, được rất nhiều người yêu thích.

thong-nghenh-khach-1
Thông nghênh khách nổi tiếng tại Hoàng Sơn

Mọi người luôn rất tò mò về cây thông nghênh khách vì vẻ ngoài xanh tốt cũng như ý nghĩa “nghênh khách” của nó. Trên vách đá ở độ cao 1680m, thông nghênh khách 1300 năm tuổi  có chiều cao 10,2m, chu vi thân 2,15m, cành vươn dài 2,45m, tán rộng 12m. Cây có hai nhánh lớn kéo dài từ giữa thân vươn về trước 7,6m như đang mở rộng vòng tay chào đón du khách từ khắp nơi đến thăm Hoàng Sơn.

Thông nghênh khách là cây thông đẹp nhất Hoàng Sơn và chính thức được chọn là cây cổ thụ đẹp nhất Trung Quốc vào tháng 5/2018. Cuộc bình chọn “Cây thông đẹp nhất Trung Quốc” diễn ra trong 2 năm và có 85 cây cổ thụ nổi tiếng khắp cả nước được bình chọn. Để nhận được vinh dự này, cây thông nghênh khách của tỉnh An Huy đã vượt qua 2 cây cổ thụ nổi tiếng của Châu Tân và Tô Châu trong cuộc bình chọn.

Vào năm 2010, cây thông nghênh khách của Hoàng Sơn được Cục Di tích Văn hóa tỉnh An Huy chọn là di tích văn hóa sống đầu tiên của Trung Quốc, được bảo vệ cấp quốc gia và được đưa và danh sách Di sản Văn hóa Thế giới.

Từ 1981 để bảo vệ cây thông cổ nổi tiếng, khu danh thắng Hoàng Sơn đã thành lập một đội bảo vệ đặc biệt. Trong suốt những năm qua, các nhân viên bảo vệ đã được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện trách nhiệm này.

Cây thông nghênh khách được chăm sóc và bảo vệ suốt 24h/ngày trong chiến dịch “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc đặc biệt khu danh thắng Hoàng Sơn”. Cũng nhờ đó mà trải qua cơn bão tuyết Nian 2008, bão “hải quỳ” 2012, mưa lạnh và thiên tai khắc nghiệt, thông nghênh khách vẫn vững vàng chào đón tất cả du khách trên đỉnh Hoàng Sơn.

 

thong-nghenh-khach-2
Cây thông nghênh khách kiên cường vượt qua gió bão

Biểu tượng thông nghênh khách xuất hiện ở khắp mọi nơi từ Đại lễ đường nhân dân Trung Hoa đến bến tàu, màn hình của khách sạn, sân bóng,…. Hình ảnh cây thông đang chào đón khách đã trở thành biểu tượng cho tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và toàn thể nhân dân thế giới.

Không chỉ là biểu tượng của Hoàng Sơn mà cây thông còn là kho báu quốc gia. Bức tranh bằng sắt khổng lồ “Cây thông nghênh khách” đã được trưng bày trong Hội trường An Huy thuộc Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.

Thông nghênh khách có sức sống mạnh mẽ. Cây mọc lên từ kẽ đá, các nhánh cây vươn sang một bên. Thông nghênh khách nói riêng, thông Hoàng Sơn nói chung đều phát triển trong điều kiện thiếu đất như vậy.

Rễ cây chủ yếu đung đưa trong gió để đón mưa, đón nắng. Những ngọn núi ở Hoàng Sơn chủ yếu chỉ có đá, hầu như không giữ được nhiều nước và thường rất dốc nhưng không ngăn nổi sự phát triển mạnh mẽ đầy sức sống của loài thông.

Vậy ai là người nuôi dưỡng những rừng thông không gốc này? Đó phải chăng là mây, là sương mù chỉ có ở Hoàng Sơn? Để sống sót, những cây thông không có lựa chọn nào khác ngoài cách trở nên mạnh mẽ, dẻo dai vươn lên níu lấy sự sống. Vậy giới hạn của sự sống là gì?

Đó không phải là một câu hỏi đơn giản. Ngay cả loài người chúng ta cũng không thể trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên loài thông ở Hoàng Sơn đã nói với thế giới rằng nó rất duyên dáng và mạnh mẽ với sức chịu đựng vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta.

2.2 Thông Wolong Hoàng Sơn

Thông Wolong Hoàng Sơn là một trong 10 cây thông nổi tiếng bậc nhất tại Hoàng Sơn. Wolong mọc trên vách đá của núi Vân Phong (Yunfeng) ở Shi xin feng. Thân cây được chia thành 2 nhánh hướng về một góc trông giống như một con rồng. 

 

thong-wolongsong
Thông Wolong

Wolong là một giống thông của Đài Loan, thân cao, thẳng, nhiều nhánh vươn lên xanh thẫm. Nhánh cây này vươn ra mạnh mẽ có thế như một chú rồng đen uy phong nhưng cũng khiến du khách không ngừng tưởng tượng về thế kỳ lạ của nó. Cây cao 2m, khoảng 300 tuổi và là một trong những di sản của thế giới.

2.3 Thông hổ đen

Thông hổ đen Hoàng Sơn là một trong 10 cây thông (kỳ thông) nổi tiếng được ghi vào danh sách di sản thế giới nằm giữa khách sạn Bắc Hải và Shixinfeng trong khu thắng cảnh Hoàng Sơn.

Thông hổ đen nằm trên đỉnh núi cao 1650m, nó có chiều cao 8m, đường kính thân là 71,3 cm, nơi lớn nhất là 79,6 cm, các cành vươn cao và tán rộng 12,5 m × 10 m vuông. Thông hổ đen khoảng 450 năm tuổi, các nhánh thông vươn dài, khuấy động những đám mây tạo thành một cảnh tượng độc đáo.

 

thong-ho-den
Thông hổ đen

Tương truyền rằng, nhà sư Woyu đã nhìn thấy một con hổ đen và khi tới gần chỗ nó từng đứng thì nhìn thấy một cây thông cao lớn đầy khí thế. Từ đó, nhà sư đã đặt tên cây thông đó là hổ đen. Những nhánh thông dày, rậm rạp che kín bầu trời và phủ kín khu vực rộng 100 m2. 

 

2.4 Thông Futon

Thông Futon Song mọc gần trạm tuyến cáp treo Yuping. Nó nằm ở độ cao 1610m với tán cây trải phẳng trông giống như một tấm nệm. Cây khoảng 350 năm tuổi, cao 2,9m và có đường kính thân 35 cm. 

Thông Futon có tàn cây rộng, vươn dài và sum suê dù trong điều kiện hoàn cảnh khắc nghiệt.

 

2.5 Thông móng vuốt rồng nổi tiếng tại Hoàng Sơn

Cây thông móng vuốt rồng mọc trên đỉnh núi của khu thắng cảnh Hoàng Sơn với 5 nhánh rễ xòe mạnh mẽ, bám lấy lòng đá trông như móng vuốt rồng. Cây thông có chiều cao 12,5m, đường kính thân 45,5cm, tán rộng 12m × 5m. Cây thông móng vuốt rồng đã được 300 năm tuổi và là một trong những di sản của thế giới.

 

thong-mong-vuot-rong
Cây thông móng vuốt rồng

2.6 Thông bài hát (song) Hoàng Sơn

Cây thông bài hát nằm ở phía bên phải của tòa nhà Yuping trong khu thắng cảnh Hoàng Sơn. Cây khoảng 450 tuổi, cao 4,8m và mọc bên sườn phải của đỉnh Ngọc Bình. Mỗi năm, cây thông bài hát thu hút rất nhiều du khách đến đây chiêm ngưỡng và là một di sản của thế giới. Cây thông đung đưa trong tiếng gió xào xạc và tạo thành những âm thanh như một giai điệu nhạc. Nhưng thật không may,  do nhiều tác động tự nhiên nên cây thông này đã chết mặc cho bao nỗ lực cứu hộ của chính phủ.

thong-bai-hat
Thông bài hát

Ủy ban quản lý khu danh thắng Hoàng Sơn đã thay thế cây thông đã chết bằng một cây khác, cách cây thông nghênh khách khoảng 50m. Thân cây này cao, thẳng với những tán nhánh kết hợp trông như lá cờ, dù cao lớn hơn một chút nhưng xét về tổng thể thì khá giống với cây nguyên bản. Cây mọc trên đỉnh hoa Liên Hoa, hàng năm có rất nhiều du khách tìm đến đây để thưởng ngoạn và chụp ảnh.

2.7 Thông tình nhân (Lian Li)

Cây thông tình nhân Hoàng Sơn mọc ở độ cao 1630m, sánh vai trên mặt đất giống như một cặp tình nhân mang đến thông điệp về một tình yêu thuần khiết. Cây thông này cao 20,6m và khoảng 400 năm tuổi.

 

2.8 Thông Liqin

Phía đông nam có một cây cầu gỗ dành cho khách du lịch tiện việc di chuyển tham quan. Tại đây, các cành thông như chìa ra, đan xen vào nhau tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp. Liu Dazhaio thời nhà Thanh khi qua đây đã từng viết: “Các tán cây bị hạn chế ở phía bắc, chúng chỉ đan xen nhau về phía nam” và điều đó càng cuốn hút khác du lịch. 

Sau này, cây cầu gỗ đã được thay bằng một cây cầu đá được đặt tên là “cầu Duxian” và du khách vẫn rất thích thú đến ngắm nhìn cây thông. Cây thông có tuổi đời khoảng 500 năm này cao chỉ 4m, đường kính thân 30,5cm, tán rộng 3,5m x 5,5m và là một trong những di sản của thế giới.

2.9 Thông đàn hạc

Cây thông đàn hạc nằm ở sườn phía bắc của núi Vân Phong. Thân cây cao thẳng, ngọn cây xòe ra trông như một cây đàn hạc trông rất độc đáo và cuốn hút. Đó cũng là lý do mà nó mang cái tên đàn hạc như bây giờ.

 

thong-dan-hac
Thông đàn hạc

Thông đàn hạc mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, thú vị và lạ mắt nên du khách cũng thường xuyên dừng chân ở đây để chụp ảnh kỷ niệm.

 

2.10 Thông kỳ lân (Qilin)

Thông Qilin khoảng 500 tuổi, mọc ở độ cao 1470m trên đường đi từ Bắc Hải đến Thanh Hải.  Thân cây dài 1,5m và được chia thành 2 nhánh cao và thấp khác nhau trông như một con kỳ lân.

 

3.”Vân hải” (biển mây) tứ tuyệt thứ 3 của Hoàng Sơn Tứ Tuyệt

“Vân hải” (mây Hoàng Sơn) chính là vẻ đẹp của biển mây ở Hoàng Sơn. Hoàng Sơn từ thời cổ đại đã là quê hương của những đám mây, “biển mây” chính là một trong những vẻ đẹp kỳ diệu và nổi tiếng ở nơi đây, đặc biệt là vào mùa đông lúc tầm nhìn tốt nhất. 

 

van-hai-1
Vân hải đẹp như tranh vẽ

Hoàng Sơn có hơn 200 ngày thời tiết nhiều mây trong năm. Khi hơi nước bốc lên hoặc sương mù không biến mất sau cơn mưa, nó sẽ tạo thành một biển mây. Những ngọn núi được bao phủ bởi mây, mây như ẩn mình quanh núi. 

Vào mùa thu Hoàng Sơn, những cây phong với lá phong đỏ rực được bao phủ bởi những đám mây trắng xóa, nhẹ nhàng tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Đây là một kỳ quan hiếm có của dãy núi Hoàng Sơn vào những ngày cuối thu. 

 

van-hai-tt
Biến mây ảo diệu ở Hoàng Sơn

Đó chính là lý do mà nhiều du khách tham gia tour du lịch Hoàng Sơn Tứ Tuyệt muốn thức dậy thật sớm để leo lên đỉnh núi ngắm bình minh xuyên qua những biển mây bồng bềnh.

4.Khám phá “ôn tuyền” – tứ tuyệt thứ 4 của Hoàng Sơn Tứ Tuyệt

“Ôn tuyền” Hoàng Sơn là những con suối nước nóng ở Hoàng Sơn. Đến suối nước nóng ở Hoàng Sơn, bạn sẽ có cảm giác như mình đang lạc vào xứ sở thần tiên nào đó. Suối nước nóng Hoàng Sơn (tên cổ là Tangquan), tọa lạc trong 4 khu rừng của Hoàng Hà, có nguồn gốc từ đỉnh Ziyun ở độ cao 850 mét, chủ yếu có chứa axit cacbonic nặng.

Tương truyền rằng, vua Xuanyuan đã tới đây tắm 7×7=49 ngày vì vậy nó còn có tên là Linh tuyền (Lingquan). 

Suối nước nóng là điểm dừng chân đầu tiên khi bạn đến Hoàng Sơn. Lưu lượng nước trong suối vào khoảng 400 tấn/ngày với nhiệt độ trung bình là 42 độ. Suối nước nóng trên núi Hoàng Sơn có tác dụng rất tốt với những người mắc bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, thiếu vận động, rối loạn trao đổi chất, da liễu….Đến Hoàng Sơn, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội được ngâm mình trong dòng suối nước nóng ở đây. 

on-tuyen
Suối nước nóng tại Hoàng Sơn

Du lịch núi Hoàng Sơn vào những ngày thời tiết trong xanh, bạn có thể leo núi rèn luyện thân thể, tham quan và kết thúc ngày dài bằng việc ngâm mình thư giãn trong các con suối nước nóng. Đây cũng là một trong những cách hữu hiệu nhất để tận hưởng một chuyến du lịch Trung Quốc đúng nghĩa sau những chuỗi ngày dài làm việc mệt mỏi.

Tin rằng sau bài viết Hoàng Sơn Tứ Tuyệt này, bạn đã phần nào hiểu thêm về khu thắng cảnh Hoàng Sơn, cũng như là khu núi Hoàng Sơn những cảnh sắc tuyệt vời có ở nơi đây.

Còn chần chờ gì nữa, tham gia ngay tour du lịch Hoàng Sơn – Hàng Châu – Thượng Hải để tự mình trải nghiệm và sống ảo với những góc cảnh siêu đẹp này nhé.

Đặc biệt, Tourhot24h.vn còn tặng thêm cho bạn lịch trình ghé thăm các địa điểm “hot” không kém tại Hàng Châu và Thượng Hải.

Nếu đã mua 1 được 2 thì có lý do gì mà không mua ngay nè!

Bài viết khác

One thought on “Hoàng Sơn Tứ Tuyệt: 4 cảnh đẹp thiên nhiên phải tham quan

  1. Pingback: Top 10 địa điểm tham quan đẹp quanh Thượng Hải “hot” nhất 2020 | Tourhot24h.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *