Bun Pi Mai – Tưng bừng ngày Tết Lào truyền thống

Bun Pi Mai (Boun Pi Mai) hay Tết Lào cổ truyền là ngày lễ sôi động nhất trong năm và là ngày lễ mà mọi người dân Lào đều mong chờ. Đây không chỉ là dịp để  mọi người trên khắp mọi miền đất nước về thăm gia đình mà Tết Lào còn xua đi cái nóng đỉnh điểm của những ngày tháng 4.

Tết Lào Bun Pi Mai có ý nghĩa như thế nào và có những hoạt động gì thú vị với du khách? Mời bạn cùng Tourhot24h.vn tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguồn gốc ngày Tết Lào Bun Pi Mai

Tết Lào Bun Pi Mai xuất phát từ truyền thống lâu đời của hai dân tộc Khmer và Môn Miến Điện. Mỗi năm, họ sẽ kỷ niệm sự kiện chiêm tinh lớn nhất trong năm, khi mặt trời đi vào chòm sao Bạch Dương. Điều này chịu ảnh hưởng của lịch Hindu, dựa trên năm thiên văn (chuyển động của mặt trời so với các ngôi sao).

nguon-goc-tet-lao-bun-pi-mai
Nguồn gốc ngày Tết Lào Bun Pi Mai

Năm mới đến cũng được xem là cơ hội để buông bỏ quá khứ và đón nhận một tương lai đầy hứa hẹn. Thời điểm Tết Lào Bun Pi Mai lại trùng vào thời gian Lào có nhiệt độ rất nóng nên nước lại càng là điều mang đến sự tươi mát và tốt lành. Tết Lào Bun Pi Mai cũng có phần tương như lễ Songkran của Thái Lan, người Lào chọn té nước thoải mái vì nước có giá trị biểu tượng to lớn trong văn hóa Lào và thường được dùng để rửa tượng Phật như một sự tôn kính.

Năm nay, Tết Lào Bun Pi Mai sẽ diễn ra từ ngày 13/4 – 16/4, lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày với mỗi ngày dành riêng cho các hoạt động khác nhau.

2. Những hoạt động trong Tết Lào Bun Pi Mai

Đầu tiên để du lịch Lào hòa mình vào ngày Tết truyền thống, bạn hãy học cách nói “Chúc mừng năm mới” ở Lào. Để chúc mừng năm mới ai đó bằng tiếng Lào, bạn hãy nói “Sabaidi Pi Mai” hoặc “Sok Di Pi Mai”.

2.1. Ngày Tết Lào Bun Pi Mai đầu tiên

Ngày đầu tiên của Tết Lào Bun Pi Mai là ngày cuối cùng của năm cũ. Vào ngày này, người ta sẽ chuẩn bị rất nhiều nước thơm. 

rua-nuoc-thom-cho-tuong-phat
Đổ nước thơm cho các bức tượng Phật

Tại các ngôi chùa trên khắp nước Lào, tượng Phật được đưa xuống khỏi nơi cố định và đặt ở những nơi đặc biệt tạm thời, dễ tiếp cận trong khuôn viên chùa để mọi người có thể rưới nước thơm lên tượng. Sau đó, họ hứng nước chảy ra từ tượng Phật và mang về nhà tưới cho gia đình, bạn bè và người thân. Điều này được cho là sẽ ban phước lành, làm sạch và thanh lọc cơ thể trong suốt những ngày Tết Lào Bun Pi Mai.

Tham khảo “Những lễ hội ở Lào hấp dẫn không nên bỏ qua

2.2. Ngày Tết Lào Bun Pi Mai thứ hai

Ngày thứ hai trong Tết Lào Bun Pi Mai, người ta gọi là “ngày không có” vì ngày này không thuộc năm cũ cũng không thuộc năm mới. Nhà cửa và đường xá xung quanh sẽ được tổng vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ nhất. Đây là ngày diễn ra lễ hội chính và người ta thỏa  sức té nước vào nhau như một sự cầu chúc an lành.

y-nghia-tet-lao-bun-pi-mai
Người dân được khuyến khích ra đường vui chơi

Theo truyền thống, những người lớn tuổi sẽ khuyên những người trẻ tránh ngủ trưa vào ngày thứ hai vì người ta tin rằng, họ sẽ bị ốm trong năm tới nếu làm vậy. Người lớn cũng khuyến khích thanh niên dọn dẹp chỗ ở, ra ngoài té nước vào người già khác trong làng và chúc họ sức khỏe. Té nước được xem là cách để gột rửa và xua đuổi những điều không tốt đẹp của năm cũ.

2.3. Ngày Tết Lào Bun Pi Mai thứ ba

Ngày cuối cùng của Tết Lào Bun Pi Mai đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Nhiều gia đình sẽ tổ chức lễ Baci tại nhà để đón Tết Lào cũng như cầu mong những người lớn tuổi sức khỏe trường thọ. Một số người có thể kính cẩn xin người lớn tuổi tha thứ vì những điều họ đã làm trong năm qua mà có thể vô tình khiến họ tổn thương. Và đồng thời họ tặng quà cho những người lớn tuổi.

tap-trung-cau-nguyen
Tập trung cầu nguyện

Vào cuối giờ chiều hoặc tối ngày cuối cùng, tại các ngôi chùa, tượng Phật được di chuyển về nơi ở cố định. Cũng trong buổi tối hôm đó, các tín đồ đến chùa để nghe các nhà sư tụng kinh như một hành động để cầu xin sự tha thứ từ các nhà sư cũng như các tượng Phật về những gì họ đã làm (đổ nước vào các vị hoặc vô tình chạm vào tăng/Phật). Sau đó, một cuộc rước nến Viên Tiên diễn ra xung quanh các ngôi chùa và thế là kết thúc lễ đón năm mới của Lào.

3. Tết Lào Bun Pi Mai ở đâu tưng bừng nhất?

Tùy vào các địa điểm mà Tết Lào diễn ra vô cùng sôi nổi hoặc nhẹ nhàng bình dị. Cùng khám phá xem 2 địa điểm đón Tết Lào Bun Pi Mai hoành tráng nhất dưới đây nhé!

3.1. Tết Lào Bun Pi Mai ở Luông Pha Băng

Tết Lào Bun Pi Mai Lao đặc biệt hoành tráng ở Luông Pha Băng vì đây là nơi diễn ra nhiều cuộc diễu hành và lễ hội khác, thường kéo dài khoảng một tuần.

Đối với những người theo đạo, lễ kỷ niệm quan trọng nhất là lễ rước tượng Phật Prabang được rước qua các đường phố trên một chiếc kiệu vàng. Bức tượng Phật này được coi là biểu tượng tôn giáo của Lào, tượng trưng cho quyền cai trị đất nước. Dẫn đầu cuộc diễu hành là 2 nhân vật thần thoại mặt đỏ gọi là Pou Gneu và Gna Gneu. Khi cuộc diễu hành kết thúc, bức tượng được đặt tại ngôi chùa tên là Wat May, nơi tượng được yên nghỉ trong lễ hội kéo dài 3 ngày. Trong thời gian, này người ta sẽ đổ nước thơm có hương hoa lên trên bức tượng.

le-ruoc-phat-phabang-o-luong-pha-bang
Lễ rước Phật Prabang

Tại Luông Pha Băng vào Tết Lào Bun Pi Mai, người ta cũng tổ chức một cuộc thi sắc đẹp được được gọi là cuộc thi Nang Sangkhane. Kết quả chọn ra 7 thí sinh xuất sắc nhất, mỗi người tượng trưng cho 1 trong 7 cô con gái của vua Kabinlaphom và họ sẽ cưỡi voi đi dạo trên đường.

te-nuoc-luong-pha-bang
Té nước ở Luông Pha Băng

Vào buổi tối, nơi đây sẽ có lễ rước đèn lồng và nhiều màn trình diễn truyền thống. Đừng quên chúc mọi người một Tết Lào vui vẻ và mỉm cười khi bị té nước vào người nhé! Người nào cũng bị ướt nhiều chứng tỏ càng được yêu thích trong lễ hội này đấy.

3.2. Tết Lào Bun Pi Mai ở Viêng Chăn

Bên cạnh cố đô Luông Pha Băng, thủ đô Viêng Chăn cũng có những lễ hội mừng Tết Lào Bun Pi Mai hấp dẫn không kém. Lễ kỷ niệm ở đây thường bao gồm một cuộc thi sắc đẹp, một cuộc thi xây dựng bảo tháp cát, các chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao và biểu diễn âm nhạc truyền thống trên bờ sông Mê Kông.

hoat-dong-tet-lao-bun-pi-mai
Nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi

Lễ té nước siêu vui được tiến hành trên đường phố với súng lục, xô và chai nước. Ở Viêng Chăn, lễ té nước diễn ra sôi nổi hơn cả. Thậm chí, nhiều người còn bị đổ ập cả xô nước lên mình nhưng ai cũng mỉm cười rạng rỡ vì điều đó là lời cầu chúc năm mới may mắn nhất. Nếu bạn là du khách tham gia tour du lịch Lào bay thẳng từ SGN, bạn cũng có thể hòa vào không khí đầy sôi nổi này.

4. Một số lưu ý khi du lịch dịp Tết Lào Bun Pi Mai

Để có một chuyến du lịch Lào và tận hưởng kỳ nghỉ Tết Bun Pi Mai trọn vẹn nhất, bạn hãy nhớ một số lưu ý dưới đây nhé!

te-nuoc-tet-lao-bun-pi-mai
Lưu ý khi du lịch dịp Tết Lào Bun Pi Mai
  • Lên kế hoạch trước cho chuyến đi của bạn, Tết Lào Bun Pi Mai là dịp cao điểm khi du Lào nên bạn nhớ lên kế hoạch và đặt dịch vụ trước nhé!
  • Vì là thời điểm lễ hội lớn ở Lào nên chi phí dịch vụ hoặc tour trọn gói sẽ cao hơn bình thường, bạn nhớ dự trù khoản này.
  • Khi tham gia Tết Lào Bun Pi Mai, bạn chú ý bảo vệ tài sản cá nhân và chuẩn bị túi chống nước để đựng điện thoại, chìa khóa,…
  • Luôn sẵn sàng tinh thần bị té nước bất ngờ trong mọi tình huống và thoải mái thuận theo tự nhiên.

Ghé thăm Lào trong lễ kỷ niệm Bun Pi Mai, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về những gì người dân địa phương trân trọng, truyền thống và phong tục của họ. Hãy ghé thăm Lào một lần cùng Tourhot24h.vn để khám phá thêm người bạn láng giềng đầy hiền hòa này nhé!

Bài viết khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *