Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mới nhất 2023

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn cập nhất mới nhất 2023 không thể bỏ qua! Phượng Hoàng cổ trấn là cái tên đang “gây sốt” cộng đồng du lịch bởi vẻ đẹp và trải nghiệm hấp dẫn. Nắm rõ kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn giúp bạn có thêm hành trang cho một chuyến đi hoàn hảo và tuyệt vời hơn!

Tất tần tật những thông tin kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn sẽ được Tourhot24h.vn cập nhật chi tiết và đầy đủ qua bài viết này. Mời cả nhà theo dõi nhé!

1/Giới thiệu về Phượng Hoàng cổ trấn? Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Phượng Hoàng cổ trấn (tiếng Trung: 凤凰古镇, phiên âm: Fènghuáng gǔzhèn, tiếng Anh: Phoenix old town). Đây là một thị trấn cổ thuộc huyện Phượng Hoàng, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hồ Nam. Địa điểm này tiếp giáp với làng Đức Miêu (Deshang Miao) thuộc thị xã Cát Thủ (Jishou), sông Mạnh Đông ở Vĩnh Thuận (Yongshun) và núi Phạm Tịnh Sơn (Fanjing) ở Quý Châu. Đây cũng chính là con đường duy nhất nối liền Hoài Hóa (Huaihua), Cát Thủ và Đồng Nhân ở tỉnh Quý Châu.

phuong-hoang-co-tran
Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng dưới thời nhà Đường vào năm 686. Đến giai đoạn 1368 – 1644, nơi đây chính thức trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, quân sự của cả vùng (thời Minh – Thanh). Vào thời đại nhà Minh (1573 – 1620), người ta đã cho xây bức tường thành vững chắc ở phía Nam, cho đến bây giờ nó vẫn tồn tại với tuổi thọ lên đến hơn 400 năm.

Cho đến thời nhà Thanh (1644 – 1911), các dân tộc người Hán và người Miêu đứng lên xây dựng và hoàn thiện các công trình kiến trúc tiêu biểu. Tính đến nay, Phượng Hoàng cổ trấn đã tồn tại được hơn 1300 năm. Đây là một di tích lịch sử được ra đời với công sức của nhiều triều đại, là tâm huyết của biết bao nhiêu con người. 

Cái tên “Phượng Hoàng” chủ yếu bắt nguồn từ ngọn núi có hình con chim phượng hoàng và cũng từ một truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một đôi chim phượng hoàng bay đi bay lại, mãi không rời đi ở khu vực của thành cổ Phượng Hoàng bây giờ. Đôi chim ấy trong một lần chứng kiến vùng đất này bị cháy, vì thương xót nên chúng đã xả thân lao vào để cứu lấy mọi thứ. Người dân tại đây quan niệm rằng, phượng hoàng là một loài chim thần thoại tượng trưng cho may mắn và sự trường thọ, loài chim bừng cháy trong ngọn lửa rồi lại từ đó mà tái sinh. Vì thế nên người dân gọi mảnh đất này với cái tên Phượng Hoàng cổ trấn.

du-lich-phuong-hoang-co-tran
Cổ trấn Phượng Hoàng 1300 năm tuổi

Được xếp hạng là thị trấn cổ hàng đầu ở Trung Quốc nên du lịch Phượng Hoàng cổ trấn là mục tiêu của rất nhiều du khách. Những ngôi nhà gỗ và những con đường đá dọc theo 2 bên bờ sông sẽ mang lại cho bạn cảm giác hoài niệm. Khi tham quan thị trấn này trong một ngày mù sương, bạn sẽ thực sự thấy tại sao nó lại nổi tiếng và được yêu thích suốt thời gian qua. Khung cảnh sau cơn mưa hoặc buổi sáng mờ sương giống như một bức tranh truyền thống của Trung Quốc, làm cho người ta cảm thấy mơ màng giữa “thực và ảo”. 

Người dân ở Phượng Hoàng chủ yếu là dân tộc Miêu, Thổ Gia và người Hán với ngôn ngữ và những phong tục văn hóa độc đáo. Kiến trúc nơi này về cơ bản vẫn giữ nguyên bố cục và diện mạo ban đầu của các triều đại nhà Minh cũng như nhà Thanh cho đến ngày nay. Trong khu phố cổ còn lưu giữ hơn 200 tòa nhà dân cư cổ, khoảng 20 con phố lớn nhỏ, 10 ngõ hẻm cổ. Môi trường dân cư hài hòa giữa con người với núi non, sông nước và thị trấn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn ở hiện tại.

2/Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn cần chuẩn bị gì?

Một trong những kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn cần thiết nhất là phần chuẩn bị trước khi đi. Sức hút của thành cổ Phượng Hoàng là không thể phủ nhận. Và trước khi đi đến địa điểm xinh đẹp này, bạn cần chuẩn bị gì cho hành trang của mình?

  • Giấy tờ tùy thân: cần nhất là bạn phải mang theo hộ chiếu và thị thực. Bạn có thể tham khảo cách làm thị thực trên các phương tiện truyền thông và tự làm. Thủ tục cũng khá phức tạp nên nếu đi lần đầu, bạn nên chọn nhờ công ty du lịch hoặc chuyên thị thực hỗ trợ, chọn các tour trọn gói đã bao gồm thị thực.
giay-to-tuy-than
Giấy tờ tùy thân
  • Tiền: bao gồm tiền mặt được đổi sang Nhân Dân Tệ (NDT) hoặc thẻ thị /master card có thể sử dụng thoải mái ở nước ngoài.
  • Phụ kiện điện tử: điện thoại, sạc điện thoại, sạc dự phòng, máy ảnh,…
phu-kien-dien-tu
Phụ kiện điện tử
  • Thuốc: đề phòng thay đổi môi trường khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, bạn có thể mang theo một ít thuốc thông dụng: hạ sốt, tiêu hóa, ho cảm, đau đầu, thuốc bôi chống côn trùng,…
  • Đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, dầu gội, sữa tắm, đồ skincare, nước rửa tay khô, khăn giấy,…
do-dung-ca-nhan
Đồ dùng cá nhân
  • Một chiếc túi nhỏ gọn để chứa những món đồ cần thiết, tiện lợi dễ di chuyển.

3/Phượng Hoàng cổ trấn bốn mùa? Thời tiết ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn thuộc vùng có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Đây là một thành phố cổ nằm ở khu vực nhiệt độ thấp của Tây Hồ Nam, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 12 – 16℃.

thoi-tiet-du-o-phuong-hoang-co-tran
Thời tiết ở Phượng Hoàng cổ trấn

Nhiệt độ và lượng mưa ở Phượng Hoàng cổ trấn

  • Tháng 7 – 8: thời tiết nóng nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 24 – 27℃.
  • Tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ dao động: 1,7 – 4,3℃
  • Trong một năm, Phượng Hoàng sẽ có  khoảng 10 ngày nhiệt độ lên đến mức cao nhất, có thể vượt quá 35℃.
  • Phượng Hoàng nằm trong khu vực ít mưa ở phía đông của cao nguyên Vân Nam (Quý Châu). Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây chỉ khoảng 1300 mm.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp?

Nếu hỏi đi Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp nhất thì thật khó trả lời bởi nơi đây mỗi mùa mỗi vẻ, nét đẹp tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Nhìn chung, thành cổ Phượng Hoàng có khí hậu ôn hòa và thích hợp để du lịch vào tất cả các mùa trong năm với bốn mùa rõ rệt. Vì vậy theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn có thể tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn hoặc tự mình lên kế hoạch đến đây bất cứ lúc nào.

phuong-hoang-co-tran-mua-nao-dep
Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào cũng đẹp
  • Tháng 3 – 4: du khách đến đây được đắm mình trong cảnh sắc dòng Đà Giang mờ sương vào buổi sáng mùa xuân, cảm nhận không khí se se lạnh len lỏi vào từng tấc da. Hít hà bầu không khí trong lành như vậy, bạn sẽ như có thêm nguồn năng lượng dồi dào. Phượng Hoàng lúc này được ví như “Phượng Hoàng sương mưa”, diễn ra nhiều lễ hội dân gian của người Miêu và người Thổ Gia. Đi Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa xuân cũng rất thích hợp để bạn trải nghiệm đầy đủ các phong tục dân gian ở đây.
phuong-hoang-co-tran-mua-xuan
Phượng Hoàng cổ trấn mùa xuân
  • Tháng 5 – 8: mùa cao điểm ở Phượng Hoàng với thời tiết siêu đẹp, nắng ráo, nhiều cảnh quan đặc sắc cho bạn khám phá. Một ngày trải nghiệm Phượng Hoàng sẽ không thể nào đủ vì có quá nhiều thứ để bạn khám phá. Và bạn chắc chắn, bạn đừng nên bỏ qua hai bên bờ Đà Giang lung linh và nhộn nhịp mỗi khi về đêm.
phuong-hoang-co-tran-mua-he-ve-dem
Phượng Hoàng cổ trấn nhộn nhịp mỗi khi về đêm
  • Tháng 9 – 11: là lúc nhiệt độ giảm xuống, lượng khách du lịch cũng tương đối ít. Phượng Hoàng lúc này lãng mạn và nhuộm chút trầm buồn nhưng vẻ đẹp thì không thể nào chối cãi. Đây sẽ là lúc các loại trái cây bước vào mùa thu hoạch, kể cả trái cây dại trên núi cũng được bày bán đầy trên đường phố như: hạt dẻ, kiwi, nho thân gỗ, đào,…
phuong-hoang-co-tran-mua-thu
Phượng Hoàng cổ trấn mùa thu
  • Tháng 12 – 2: Phượng Hoàng vào mùa đông mang đến cho du khách cảm giác khác hẳn với một màu tuyết trắng bạc phủ khắp không gian. Cổ trấn sẽ trở nên yên tĩnh hơn những mùa khác nhưng vẫn có những nét hấp dẫn và thú vị riêng cho những ai yêu mùa đông. Nếu chọn du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào thời gian này, bạn nhớ chuẩn bị trang phục ấm vì thời tiết rất lạnh nhé! 
phuong-hoang-co-tran-mua-dong
Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn chọn trang phục

  • Tháng 3 – 4: mùa xuân mát mẻ dễ chịu, bạn thích mặc trang phục nào cũng được. Bạn có thể diện những bộ cánh bánh bèo hay trang phục cá tính, thử trang phục của người Miêu để chụp ảnh cũng là một ý hay.
trang-phuc-du-lich-phuong-hoang-co-tran
Trang phục khi đi tour Phượng Hoàng cổ trấn
  • Từ đầu tháng 5 – 8: nhiệt độ bắt đầu tăng nhưng sẽ có sự khác biệt giữa buổi sáng và buổi tối.  Vì vậy, bạn nhớ mang thêm áo khoác mỏng phòng hờ đêm se se lạnh. Thỉnh thoảng, Phượng Hoàng sẽ có mưa bất chợt nên mang theo ô hoặc áo mưa là cần thiết. Một điều lưu ý với chị em là đường phố ở đây thường được lát bằng đá nên hạn chế giày cao gót nhé!

Tham khảoTop 8 lý do bạn nên du lịch Phượng Hoàng cổ trấn một lần

  • Vào tháng 11: Phượng Hoàng bắt đầu se lạnh (khoảng 5 – 10℃.) nhưng không quá đột ngột, du khách cần mặc quần áo ấm, có đệm lót bông trong thời gian này.
trang-phuc-di-tour-phuong-hoang-co-tran
Lựa chọn trang phục khi đi tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
  • Tháng 12 đến tháng 2 năm sau: Nhiệt độ vùng núi có thể xuống 0 độ. Khả năng có tuyết rơi, bạn cần trang bị cho mình áo khoác dạ dày, áo len, quần áo giữ nhiệt và các phụ kiện khác như khăn quàng cổ, găng tay,…

4/Phương tiện – Cách đi Phượng Hoàng cổ trấn?

Để di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường bộ (tiết kiệm tiền) và máy bay (tiết kiệm thời gian).

phuong-tien-di-chuyen-den-phuong-hoang-co-tran
Phương tiện di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn

Một số sân bay bạn có thể tham khảo: Trương Gia Giới (Hồ Nam), Đồng Nhân (Quý Châu), Ân Thi, Nghi Xương (Hồ Bắc) và Trùng Khánh (Tứ Xuyên). Tuy nhiên, bạn nên chọn di chuyển đến Trương Gia Giới rồi mới khám phá cổ trấn Phượng Hoàng. Đây là cung đường thuận tiện nhất đến thời điểm hiện tại và giúp bạn kết hợp một hành trình hai điểm đến hấp dẫn.

4.1. Từ Hà Nội đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường bộ 

Từ Hà Nội bạn có thể tới Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường bộ và bằng đường hàng không vô cùng thuận tiện.

Khoảng cách từ Hà Nội đến Phượng Hoàng Cổ Trấn là 1480 km, tuy nhiên bạn có thể di chuyển dễ dàng từ trung tâm Hà Nội lên cửa khẩu Lạng Sơn – nới bắt đầu một hành trình thú vị qua thành phố Bằng Tường – Nam Ninh bằng cao tốc mới Nam Hữu.
Nếu xuất phát từ lúc 4h tại Hà Nội, bạn có thể tới Nam Ninh vào lúc chiều tối, sau bữa tối bạn lên tàu bắt đầu một hành trình trên tàu cao tốc từ Nam Ninh đến Trương Gia Giới. Sau khi tham quan xong Trương Gia Giới (Viên Gia Giới, Vũ Lăng Nguyên), bạn di chuyển bằng xe với khoảng cách 150km (tầm gần 3 tiếng chạy xe) để đến với cổ trấn hơn 1300 năm tuổi.

Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc kết nối Nam Ninh với tỉnh Hồ Nam rất tốt, tốc độ có thể từ 180 – 200 km/h, giúp cho hành trình bằng tàu cao tốc trở nên nhẹ nhàng, thư giãn hơn rất nhiều.
Khoảng 8h20’ sáng ngày hôm sau là bạn đã tới Trương Gia Giới rồi đó, thêm khoảng 2,5 tiếng nữa là tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Tour liên tuyến sẽ luôn kết hợp hai điểm đến trong mơ này, thứ tự cảnh điểm là tùy thuộc vào cảm hứng và ý thích của bạn trên cung đường tour.

4.2. Từ Hà Nội đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường hàng không

Hiện nay vẫn chưa có các đường bay thương mại trực tiếp từ sân bay Nội Bài đến Phượng Hoảng Cổ Trấn, chỉ có duy nhất các chuyến bay thuê bao nguyên chuyến (charter flight).

Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì hiện nay đã có Viet Jet Air, VietNam Airlines, Bamboo Airways, Air China kết hợp cùng các công ty du lịch ở địa phương cùng mở các đường bay thẳng mỗi tuần từ Hà Nội đến sân bay Hà Hoa (Trương Gia Giới), sân bay Đồng Nhân (Quý Châu), sân bay Nghi Xương (Hồ Bắc), san bay Giang Bắc (Trùng Khánh). Từ tất cả các sân bay này, bạn khởi hành đi Phượng Hoàng Cổ Trấn đều rất dễ dàng (khoảng từ 2 đến 3 tiếng chạy xe trên đường cao tốc)

Lịch bay tham khảo như sau:

Bay tới sân bay Trương Gia Giới

Chuyến bay tham khảo: (khởi hành thứ 3,5, chủ nhật hàng tuần liên tục từ tháng 04 đến tháng 12/2023)

Chuyến đi: VJ7866 (HAN-DYG) (17:45-21:15)

Chuyến về:  VJ7867 (DYG-HAN) (22h15 – 00h05+1)

Bay tới sân bay Ân Thi

Hãng hàng không JetStar Pacific có đường bay đi thành phố Ân Thi – tỉnh Hồ Bắc, tới Ân Thi, quý khách di chuyển bằng xe trên đường cao tốc (khoảng 2,5 tiếng chạy xe) để tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Bay tới sân bay Tam Hiệp Nghi Xương

Cũng tại tỉnh Hồ Bắc, Bamboo Airways có đường bay đi sân bay Tam Hiệp Nghi Xương, tới Nghi Xương, bạn cũng có thể di chuyển đến Phượng Hoàng Cổ Trấn một cách dễ dàng với khoảng 2-3 tiếng chạy xe trên đường cao tốc.

san-bay-tam-hiep-nghi-xuong
Sân bay Tam Hiệp Nghi Xương

Bay tới sân bay Đồng Nhân

Hãng hàng không Viet Nam Airlines có đường bay đi sân bay Phượng Hoàng (Đồng Nhân)tỉnh Quý Châu, đây là sân bay gần nhất để tới Phượng Hoàng Cổ Trấn (hạ cánh tại sân bay này, quý khách di chuyển tầm 30km để về tới Phượng Hoàng Cổ Trấn).

Như vậy từ Hà Nội kết nối đường hàng không để tới Phượng Hoàng Cổ Trấn có khá nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên tất cả đều là thuê bao nguyên chuyến (charter flight) và bạn phải mua tour trọn gói qua các công ty du lịch để có chỗ trên chuyến bay đó, và đặc biệt để được xét duyệt thị đoàn dễ dàng. Có nghĩa là bạn phải mua tour trọn gói (bao gồm cả vé máy bay khứ hồi + tour trọn gói).

Giá vé khứ hồi tham khảo: 300 usd / khứ hồi (bao gồm thuế và phụ phí hàng không)

Tour trọn gói từ Hà Nội tham khảo:

Tour Phượng Hoàng cổ trấn 5 ngày 4 đêm: 12.990.000 đ/khách

Tour Phượng Hoàng cổ trấn 6 ngày – 5 đêm: 14.990.000 đ / khách

4.3. Từ SGN đến Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường hàng không

Từ SGN bạn cũng có thể đáp chuyến bay ra Hà Nội và nối chuyến theo các chuyến bay đi Trương Gia Giới, Đồng Nhân, Ân Thi hay Nghi Xương, Trùng Khánh, nhưng có lẽ cách này khá tốn thời gian, và cũng chưa chắc đã giúp bạn tiết kiệm.

Hiện nay để di chuyển tới Phượng Hoàng Cổ Trấn, cách tốt nhất là đáp chuyến bay thẳng từ SGN của hãng Viet Jet Air (khởi hành thứ 3, thứ 5 và chủ nhật hàng tuần) liên tục các tháng từ tháng 04/2023 đến tháng 12/2023 tới sân bay Trương Gia Giới, sau đó đáp xe tiếp tục di chuyển đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Giờ bay tham khảo:

VJ 2522 (SGN-DYG) (15h30’ – 20h30’)

VJ 2553 (DYG-SGN) (21h30’ – 01h45’)

Giá vé tham khảo: 330 usd / khứ hồi (bao gồm thuế + phụ phí hàng không)

Hãng hàng không Bamboo Airways cũng có đường bay thẳng tới Trương Gia Giới vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 mỗi tuần liên tục từ tháng 04 đến tháng 12/2023. Việc còn lại của bạn là tới sân bay, lên xe di chuyển trên cao tốc liên tỉnh để đến cổ trấn ngàn năm.

Chuyến bay tham khảo:

QH854 (SGN – DYG) 12:30-17:30

QH857 (DYG – SGN) 19:00 – 21:45 

Như vậy bay từ SGN đến sân bay Hà Hoa (Trương Gia Giới) mất khoảng 4h30 phút bay.

san-bay-ha-hoa-truong-gia-gioi
Sân bay Hà Hoa – Trương Gia Giới

Cũng giống như từ Hà Nội, bạn cũng có thể bay từ Sài Gòn đến các sân bay ở các tỉnh lân cận gần với tỉnh Hồ Nam, sau đó di chuyển bằng xe hoặc tàu cao tốc đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Sau đây là một số các đường bay tham khảo:

Hãng Jet Star Pacific bay từ SGN đi sân bay Ân Thi (tỉnh Hồ Bắc), sau đó đi xe tới Phượng Hoàng Cổ Trấn

Hãng Bamboo Airways cũng mở đường bay từ SGN đi sân bay Tam Hiệp (Nghi Xương), sau đó di chuyển bằng xe tới Trương Gia Giới, với hành trình này, bạn có thể ghé tham quan thêm đập Tam Hiệp đã quá nổi tiếng trên toàn thế giới.

Hãng hàng không Viet Nam Airlines có mở đường bay đi sân bay Đồng Nhân (tỉnh Quý Châu) từ 2019 để cho bạn thêm sự lựa chọn đa dạng (tới Phượng Hoàng Cổ Trấn trước), sau đó di chuyển bằng xe đi Trương Gia Giới.

Hãng hàng không Air China có đường bay đi Trùng Khánh từ SGN, khởi hành các ngày thứ 3,5,7 mỗi tuần. Đến Trùng Khánh, bạn di chuyển tới Phượng Hoàng Cổ Trấn dễ dàng.

Chuyến bay tham khảo:

 CA408 SGNCKG (0020–0450)                     
CA407   CKGSGN (1925 2215)    

Với những đường bay ngắn, các hãng hàng không sử dụng máy bay Airbus 320 -321 (với sức chứa từ 180 đến 220 chỗ), có thể có bao gồm suất ăn và uống miễn phí trên tàu bay (tùy theo hãng bay).

Và bạn hãy nhớ là tất cả đều là charter flight (chuyến bay thuê bao nguyên chuyến), nên việc của bạn là mua tour trọn gói từ các công ty du lịch được phân bổ vé và tổ chức tour trọn gói bạn nhé.

Giá vé khứ hồi từ SGN đi Trương Gia Giới / Ân Thi / Tam Hiệp / Trùng Khánh / Đồng Nhân (tham khảo):

Viet Jet Air: 320 usd / khứ hồi (giá bao gồm thuế + phụ phí hàng không), suất ăn trên tàu bay tự túc.

Bamboo Airways: 330 usd / khứ hồi (giá bao gồm thuế + phụ phí hàng không), bao gồm suất ăn trên tàu bay.

Viet Nam Airlines: 340 usd / khứ hồi (giá bao gồm thuế + phụ phí hàng không), bao gồm suất ăn trên tàu bay.

Air China: 340 usd / khứ hồi (giá bao gồm thuế + phụ phí hàng không), bao gồm suất ăn trên tàu bay.

4.4. Phương tiện di chuyển trong Phượng Hoàng cổ trấn

Thông thường, du khách sẽ chọn đi bộ để tham quan toàn cảnh cổ trấn. Hiện tại, các xe đều phải đậu ở bến xe không được vào cổ trấn. Di chuyển trong cổ trấn, bạn có thể chọn xe điện hoặc taxi.

  • Taxi: các tài xế địa phương về cơ bản rất thân thiện. Mọi người có thể lựa chọn hình thức này để di chuyển. Taxi địa phương có giá khá rẻ với mức khởi đầu là 3 NDT và từ 1,5km sau đó sẽ có giá là 3 – 7 NDT.
  • Xe điện: mức giá của loại xe này là 1 NDT/người, chạy trên một đường thẳng với trạm đầu là trạm vệ sinh và điểm cuối là Hồng Kiều. Xe này không tính tiền theo điểm dừng cố định mà gói gọn trong 1 NDT. Nếu bạn trọ tại các nhà nghỉ, khách sạn ở Shawan, Hồng Kiều, quảng trường Jiangtian thì nên chọn cách này để di chuyển.

5/Phượng Hoàng cổ trấn có gì?

Trung Hoa nói chung luôn tự hào là đất nước với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, những dấu ấn góp phần lưu lại bề dày lịch sử đó không thể không kể đến những cổ trấn thơ mộng mang đầy dấu tích của thời gian. Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn có gì, những điểm tham quan nào đáng để bạn dành thời gian ghé qua?

Đà Giang

Trải dài theo đường chéo từ phía Tây Bắc đến Đông Nam của Phượng Hoàng cổ trấn, Đà Giang là con sông mang nguồn sống của người dân địa phương. Ở đây, phụ nữ giặt giũ, đàn ông đánh cá. Dòng sông cũng là phương tiện cho những người lái đò nuôi sống gia đình họ bằng cách đưa đón du khách ngược dòng để tham quan.

song-da-giang
Sông Đà Giang

Phượng Hoàng cổ trấn như một thế giới được tô vẽ nên bởi màu xanh lục, Đà Giang cũng không ngoại lệ khi nước sông luôn in bóng xanh của cây cối, núi non hai bên bờ. Đi thuyền theo dòng sông, bạn có thể nhìn thấy những ngôi nhà cổ chạy dọc hai bên bờ: Vạn Thọ Cung, Tháp Vạn Danh hay đi ngang những cây cầu nổi tiếng: Hồng Kiều, Phong Kiều, Tuyết Kiều,… Khi con thuyền chầm chậm trôi, đám cây thủy sinh lắc mình theo làn sóng nhẹ nhàng, khiến thời gian gần như ngừng trôi.

song-da-giang-phuong-hoang-co-tran
Sông Đà Giang xanh biếc một màu

Nếu ban ngày là thế giới màu lục biếc, thì ban đêm Đà Giang lại mang màu đỏ của đèn lồng treo bên ngoài những ô cửa sổ, phản chiếu lung linh trên dòng nước. Chính điều này góp phần cho việc đi thuyền trên sông vào ban đêm là một trải nghiệm khá thú vị cho du khách thập phương. Đà Giang dù là ban ngày hay ban đêm, cảnh vật đều toát lên vẻ tao nhã, hài hòa không khác gì cảnh đẹp bước ra từ những áng thơ Trung cổ.

Hồng Kiều

Một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở cổ trấn Phượng Hoàng là cầu Hồng Kiều hay còn gọi là lầu Hồng Kiều. Vị trí nằm ở trung tâm Phượng Hoàng cổ trấn và được xây dựng vào 1368 sau công nguyên vào thời đại nhà Minh.

cau-hong-kieu-phuong-hoang-co-tran-1
Hồng Kiều là cây cầu rất nổi tiếng ở cổ trấn

Đứng trên Hồng Kiều, bạn có thể thưởng ngoạn phong cảnh đẹp như tranh vẽ của bờ sông Đà Giang. Đặc biệt vào ban đêm, khi tất cả ánh đèn chiếu sáng dọc theo dòng sông, cảnh đêm trở nên quyến rũ và lung linh hơn bao giờ hết. Dòng nước chảy nhẹ nhàng, gió thổi mát rượi, âm thanh du dương của âm nhạc và ánh đèn phản chiếu nhuộm cả dòng sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp.

cau-hong-kieu-1
Hồng Kiều lung linh khi về đêm

Hồng Kiều được xây dựng bao gồm hai tầng. Tầng 1 là lối đi rộng rãi cho du khách qua lại, hai bên có cửa hàng bán các loại hàng thủ công mỹ nghệ dân gian, sản vật địa phương,…Tầng 2 là bảo tàng nghệ thuật lưu trữ các tài liệu về Phượng Hoàng và cũng là nơi trình diễn trà đạo. Lên tầng 2, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh phượng hoàng cổ trấn, nhâm nhi tách trà, chụp một vài bức ảnh toàn cảnh tuyệt đẹp.

Cầu Đá Nhảy

Cầu Đá Nhảy Phượng Hoàng cổ trấn là một trong những điểm check in rất thu hút với giới trẻ hiện nay. Đối diện với cổng phía Bắc của phố cổ, cầu đá nhảy bao gồm những hàng trụ đá hình vuông cách rời nhau tạo thành một cây cầu bắc qua sông. 

cau-da-nhay
Cầu Đá Nhảy

Giống như tên gọi, bạn có thể nhảy từng bước trên cây cầu để băng qua sông và cảm nhận dòng Đà Giang chầm chầm chảy dưới chân. Cảm giác bước trên cầu đá nhảy ngắm nhìn phía sau dòng Đà Giang rộng lớn và chụp một vài tấm ảnh xịn sò chắc chắn là trải nghiệm đáng thử. Ngoài ra, Phượng Hoàng cổ trấn còn có rất nhiều cây cầu đẹp như: cầu gỗ, tuyết kiều, phong kiều,…Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn có thể chụp 1001 bức ảnh với các cây cầu này.

Miêu thôn

Người Miêu là một trong hai dân tộc sinh sống chủ yếu ở Phượng Hoàng, bạn sẽ mất khoảng 40 phút từ cổng phía nam của cổ trấn để đến Miêu thôn. Một số điểm tham quan nổi tiếng ở đây là: hang động, thác nước, thung lũng hình chữ U, những cây cầu trên cao, con đường gỗ được xây dựng dọc theo mặt vách đá,…

mieu-thon-voi-nhung-bo-trang-phuc-dac-sac
Người Miêu diện những bộ trang phục đặc sắc

Đến với Miêu thôn, bạn không chỉ được thưởng thức cả phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà cũng khám phá thêm cuộc sống hàng ngày, phong tập tập quán, văn hóa của người Miêu.

Tháp Vạn Danh

Nằm ngay bên bờ Đà Giang, đối diện Hồng Kiều, tháp được xây bằng gạch xanh, có hình lục giác, bảy tầng, mỗi tầng có sáu góc, trên có treo chuông gió bằng đồng.

thap-van-danh
Tháp Vạn Danh

Tháp cao 22,98m, đường kính tầng một là 4,5m, càng lên cao, đường kính mỗi tầng giảm đi 0,3m. Tầng một có sáu cặp câu đối, tất cả đều do các danh nhân khắc lên với các phong cách khác nhau.

Thành lầu Đông Môn

Trước đây, có bốn tháp cổng ở Phượng Hoàng cổ trấn. Ngày nay, chỉ còn tháp cổng phía Đông, phía Bắc và phía Tây là còn tồn tại. Trong 3 tháp cổng này, nổi tiếng nhất là tháp cổng Đông hay còn được biết đến với tên gọi “thành lầu Đông Môn”.

thanh-lau-dong-mon
Thành lầu Đông Môn

Thành lầu Đông Môn nằm ở phía đông của cổ trấn Phượng Hoàng, dọc theo sông Đà Giang về phía bắc là các cửa hàng dạng quán rượu, về phía nam là các cửa hàng bán đặc sản địa phương và quà lưu niệm. Nơi đây có bán rất nhiều đặc sản địa phương với giá cả phải chăng. Dạo thêm một chút, bạn sẽ thấy bày bán hàng trang sức bạc của người Miêu, tinh xảo, rất đẹp và thích hợp mua về làm quà.

thanh-lau-dong-mon-phuong-hoang-co-tran
Vẻ đẹp thành lầu Đông Môn

Người ta nói rằng, du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mà không đến thành lầu Đông Môn thì sẽ tiếc hùi hụi. Bởi đây là một địa điểm thể hiện chân thực vẻ đẹp cổ điển của Phượng Hoàng, giống như bối cảnh trong các bộ phim cổ trang. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều con đường và ngõ hẻm, treo những hàng đèn lồng đỏ đậm chất Trung Hoa. 

6/Đi Phượng Hoàng cổ trấn trải nghiệm gì?

Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, nơi đây sẽ có rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn dành cho bạn, nếu đã du lịch đến đây thì nhất định phải thử qua nhé!

Thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Phượng Hoàng cổ trấn là vào buổi sáng sớm. Tầm khoảng 6h – 7h sáng khi cổ trấn vẫn còn chưa thức giấc, những làn sương trắng mỏng vẫn còn bao trùm lên những nếp nhà xưa cũ. Đi dạo giữa con phố yên ả, hít thở bầu không khí trong lành sẽ khiến bạn mê đắm vẻ đẹp cổ kính của nơi này. Vào sáng sớm có khá ít người qua lại nên đây sẽ là thời điểm “vàng” để bạn ghi lại vẻ đẹp Phượng Hoàng cổ trấn bằng chiếc máy ảnh của mình. 

di-phuong-hoang-co-tran-trai-nghiem-gi
Thưởng thức khung cảnh cổ trấn tuyệt đẹp

Thời điểm thứ hai mà bạn nên trải nghiệm chính là vào buổi tối khi cổ trấn đã “lên đèn”. Bạn sẽ nhìn thấy dòng Đà Giang quyến rũ mê hồn dưới ánh đèn lung linh, đặc biệt là sau những cơn mưa. Địa điểm được cho là tuyệt vời nhất để ngắm nhìn cổ trấn về đêm chính là cầu Nam Hoa. Ngoài ra còn rất nhiều những điểm check in nổi tiếng khác tại Phượng Hoàng cổ trấn mà bạn không thể bỏ lỡ như: cầu Đá Nhảy, tháp Vạn Danh, cầu Hồng Kiều, những ngôi nhà mang kiến trúc Điếu cước lâu, cọn nước khổng lồ,…

Khám phá những ngôi nhà sàn độc đáo của người Thổ Gia

Một trong những điểm nổi bật nhất của Phượng Hoàng cổ trấn chính là những ngôi nhà sàn mang vẻ đẹp độc đáo của người Thổ Gia. Mặc dù phần lớn đều đã mất dần theo thời gian, nhưng bạn vẫn còn có thể ngắm nhìn những ngôi nhà cổ còn tồn tại trên những cột gỗ mảnh khảnh đứng trên sông, như nâng đỡ cả lịch sử lâu đời của cổ trấn. 

Khám phá cổ trấn về đêm

Cách tốt nhất để khám phá tường tận và cảm nhận trọn vẹn cổ trấn là đi bộ dạo quanh nơi này. Bạn có thể ghé thăm các tòa nhà bằng gỗ đầy cổ kính, trò chuyện với người dân địa phương và hòa mình vào không khí của nơi đây. 

Len lỏi vào những con hẻm nhỏ lát đá được trang trí bằng những chiếc đèn lồng treo trên cao, bạn sẽ có thể bắt gặp những quầy hàng dọc theo các con phố. Chủ quầy hàng là những người phụ nữ địa phương khoác trên mình bộ trang phục truyền thống, thân thiện và hiếu khách. Bằng những đôi bàn tay tỉ mẩn và khéo léo của mình họ đã tạo nên những món đồ thủ công xinh xắn, bạn có thể mua một vài món mang về làm quà lưu niệm. 

di-phuong-hoang-co-tran-trai-nghiem-gi-2
Phượng Hoàng cổ trấn rực rỡ khi đêm về

Khi màn đêm buông xuống, Phượng Hoàng cổ trấn như thay một tấm áo mới, gây ấn tượng khó quên đối với bất kỳ ai có dịp ghé thăm. Những tòa nhà cổ san sát nhau dưới ánh đèn lung linh dọc theo dòng sông dường như nhộn nhịp hơn cả. Bạn có thể tìm một quán cà phê bên cạnh dòng sông Đà để cảm nhận nhịp sống của cổ trấn, khác hẳn với không khí yên ắng và thanh bình của buổi sáng. 

Dạo thuyền trên dòng Đà Giang

Con sông Đà chảy giữa trung tâm Phượng Hoàng cổ trấn được xem như dòng sông mẹ, tạo nên sức sống cho cổ trấn nhỏ này. Dọc theo dòng sông, bạn sẽ nhìn thấy những ngôi nhà gỗ độc đáo được xây dựng theo kiến trúc Điếu cước lâu bên trên những chiếc cột gỗ lâu đời nhưng vững chãi chống đỡ những trận lũ mùa xuân. Chúng là những ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Miêu sinh sống tại địa phương, nhìn từ xa trông chẳng khác gì đang đứng trên dòng sông cuộn chảy.

dao-thuyen-tren-song-da-giang
Dạo thuyền trên dòng Đà Giang

Đi thuyền dọc theo dòng Đà Giang là trải nghiệm tuyệt vời để bạn có thể chiêm ngưỡng những dãy nhà cổ một cách trọn vẹn. Bạn có thể dạo thuyền vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, ngắm nhìn những người dân địa phương đang giặt quần áo hoặc rửa rau quả dọc theo hai bên bờ sông để cảm nhận nhịp sống bình yên của nơi này

Dạo quanh cổ trấn những ngày mưa

Đới Vọng Thư – nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đã từng viết về hình ảnh một người đi dưới mưa chợt bắt gặp một cô gái tựa như hoa Tử Đinh Hương cầm một chiếc ô giấy dầu, âm thầm bước trên con đường lát đá.

dao-quanh-co-tran-nhung-ngay-mua
Thử dạo quanh cổ trấn những ngày mưa

Một khung cảnh nên thơ tưởng chừng như không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, nhưng may mắn thay, bạn vẫn có thể bắt gặp những con đường này tại Phượng Hoàng cổ trấn.

Thưởng thức ẩm thực địa phương

Chắc chắn rằng, ẩm thực là một trong những điều không thể thiếu dành cho bạn khi khám phá bất kỳ vùng đất mới nào. Ở cổ trấn xinh đẹp này cũng không ngoại lệ, bạn có thể nếm thử các món ăn tại đây – thể hiện một phần ẩm thực Trung Hoa hòa với phong cách địa phương của người Miêu hoặc Thổ Gia. Các món ăn có thể hợp hoặc không hợp với khẩu vị của bạn nhưng cái mà chúng ta cần là những trải nghiệm mới về một vùng đất mới.

Chưa hết, các món ăn vặt và trái cây ở Phượng Hoàng cũng rất hấp dẫn. Bạn có thể vừa đi dạo vừa thưởng thức như: bánh tép, đậu hũ thối, trà sữa, sữa chua,… 

Chụp thật nhiều ảnh

Tất nhiên là, bạn phải lưu giữ thật nhiều khoảnh khắc đẹp cho chuyến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn này bằng cách chụp ảnh rồi. Ngoài ảnh phong cảnh cứ thấy đẹp là chụp, bạn cũng hãy tranh thủ làm vài bức tự sướng kỷ niệm nhé!

chup-that-nhieu-anh
Tranh thủ chụp thật nhiều ảnh

Bạn cứ yên tâm là đến với cổ trấn này, một ngàn lẻ một góc sống ảo đủ cho bạn chụp hoài không hết, lung linh đậm chất Trung Hoa.

7/Ăn gì khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Đặc trưng khẩu vị của người dân ở Phượng Hoàng đa phần thiên về vị chua và cay. Khi du lịch đến bất kỳ vùng đất mới nào, bạn cũng nên thử qua một ít món ngon để khám phá thêm về ẩm thực nơi đây nhé!

Củ cải ngâm muối 

Củ cải ngâm là món ăn phổ biến đối với người dân nơi đây. Nó được xem như món ăn kèm truyền thống giúp bữa ăn đỡ ngán và thêm ngon miệng. Tương tự như các món muối chua, cà pháo Việt Nam hay kim chi của Hàn Quốc vậy. 

Mỗi gia đình sẽ có công thức gia truyền điều chỉnh gia vị làm củ cải muối khác nhau. Hương vị của món này khá dễ ăn với củ cải ngâm giòn, vị ngọt dịu, chua nhẹ và cay cay của ớt.

Canh chua đậu hũ

Canh chua đậu hũ là món ăn truyền thống của dân tộc Miêu, bước chuẩn bị nguyên liệu làm món này cũng khá cầu kỳ. Đầu tiên, người ta phơi khô củ cải và bắp cải trong gió khoảng 2 – 3 ngày đến khi ngả sang màu vàng, cắt chúng thành từng miếng nhỏ và ngâm với nước vo gạo trong 24 giờ

am-thuc-phuong-hoang-co-tran
Ẩm thực đáng thử ở cổ trấn Phượng Hoàng (Ảnh minh họa)

Tiếp đó là đun một ít nước, cho rau đã ngâm vào, thêm đậu hũ,  ít hẹ, ớt đỏ và một số gia vị khác là hoàn thiện một nồi canh chua thơm ngon, hấp dẫn. Nước súp có màu vàng nhạt, đậm đà hương vị “tan trong miệng” vừa ngon và làm ấm người rất hiệu quả.

Cá muối theo phong cách dân tộc Miêu

Cá muối cũng là món ăn truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết đến của người dân tộc Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn. Cá muối được làm một lần với số lượng rất nhiều để dự trữ lâu dài. 

Đầu tiên là làm sạch cá, sau đó ướp với muối, tiêu và một loại nước súp đặc biệt trong ba ngày. Sau đó, người ta bỏ thêm bột gạo nếp, bột ngô và ngâm trong vòng một tháng nữa. Khi ướp xong, cá có vị rất đặc trưng từ các loại gia vị, thịt và xương đều mềm ngọt. Cá ướp có thể ăn luôn với cơm hay xôi nếp, hoặc được dùng để nấu canh cá và các loại rau củ muối truyền thống.

Mì Phượng Hoàng

Có 2 loại mì là mì sợi tròn dai và mì sợi phẳng mềm. Ngoài món mì bò cổ điển còn có mì nội tạng bò, mì súp và mì ngan. Trước khi ăn có thể cho thêm củ cải chua, nụ bạch hoa hoặc ớt cắt nhỏ tùy khẩu vị. 

Nếu bạn ăn được ớt thì nên cho thêm ít ớt chua bản địa, hương vị sẽ thơm ngon hơn. Trung Hoa nói chung nổi tiếng về cách làm mì và nhiều món mì ngon nên món mì ở đây rất đáng để thử qua. Giá chung khoảng 10 – 20 NDT/bát.

Kẹo gừng

Kẹo gừng cũng là một trong những đặc sản địa phương của Phượng Hoàng, được làm thủ công theo công thức đặc biệt của người bản địa. Kẹo gừng có tác dụng phòng cảm, giúp dễ tiêu, giảm ho và tiêu đờm,..

Kẹo được bày bán khắp mọi nơi trong các con đường nội thành của cổ trấn, bạn có thể dễ dàng mua thưởng thức hoặc làm quà tặng người thân trong khoảng giá 20 – 50 NDT/túi.

Thạch Phượng Hoàng

Thạch ở Phượng Hoàng không giống như thạch ở Tứ Xuyên và Thiểm Tây, nó thường được đựng trong một cái bát nhỏ, có thể thêm nước đường nâu, mè hoặc giấm theo sở thích cá nhân. Thạch có vị chua ngọt để giải nhiệt và làm dịu cơn khát. 

am-thuc-phuong-hoang-co-tran
Mỗi món ăn đều mang hương vị đặc trưng (Ảnh minh họa)

Món thạch này có giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 2 – 5 NDT/bát và có thể tìm thấy rất nhiều nơi bán trong cổ trấn.

Cơm Miêu Gia

Món ăn này sự kết hợp của các nguyên liệu như gạo nếp, ngải cứu, thịt xông khói, đậu phộng và tôm Đà Giang. 

Nếu bạn đang vội và không kịp ăn tối thì một bát cơm nóng nghi ngút khói cũng rất hợp lý đó. Bạn có thể tìm thấy món cơm này ở khắp nơi trong phố cổ, giá thường là 5 NDT/bát.

Đậu hũ thối

Nhắc đến Trung Quốc là phải nhắc đến món đậu hũ thối vang danh tứ phương. Đậu hũ thối Tương Tây trước tiên được chiên trên chảo dầu, sau đó thêm tương ớt và tỏi băm nên mùi vị rất thơm. Nếu muốn vị đậm đà hơn, bạn cũng có thể cho một ít mù tạt hoặc củ cải muối vào rồi ăn. 

Nó được bán ở khắp các con đường và ngõ hẻm của Phượng Hoàng, thường là 5 – 10 NDT/phần. Ban đầu, bạn sẽ không quen với mùi của món ăn này nhưng nếu ăn được là sẽ nghiện lúc này không hay.

Canh chua cá

Món này còn được gọi là “cá ngâm”, canh chua được nấu bằng nước suối và gạo nếp thơm tự trồng. Cá được chọn thường là cá trê, thịt mềm và ít xương để dễ ăn hơn. Ngoài ra, phần canh còn có rau ngâm và đậu phụ mềm. 

an-gi-du-lich-phuong-hoang-co-tran-canh-chua-ca
Canh chua cá

Canh chua cá cũng được xem như là một món lẩu với các phần lớn nhỏ khác nhau, dao động từ khoảng 40 – 60 NDT/phần.

Thịt xông khói

Thịt được hun khói bằng củi, tuy vẻ ngoài không được bắt mắt lắm nhưng hương vị đặc biệt vô cùng khó quên. Các quán ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn thường trộn thịt xông khói với thơm xào khô, món ăn nhiều dầu nhưng không ngấy, đặc biệt rất phù hợp với cơm.

Tuy nhiên, thịt xông khói thường có vị hơi mặn nên hãy lưu ý trước khi ăn nhé. Giá dao động khoảng 18 – 38 NDT/phần.

Bánh huyết vịt ( Vịt hầm tiết)

Bánh huyết vịt là món ăn nổi tiếng ở phía tây Hồ Nam, đây là món ăn không thể bỏ qua khi đến với Phượng Hoàng cổ trấn. Bánh huyết vịt mang hương vị ngọt thơm của thịt vịt kết hợp với sự mềm dai của bánh huyết. Món này sẽ ngon hơn khi vừa đun liên tục trong nồi và vừa thưởng thức.

Giá khoảng 16 – 38 NDT/phần. Món ăn này cũng được đóng hộp hút chân không, du khách đến đây có thể mua về nhà dùng thử nếu không có thời gian ăn tại quán.

Cơm đậu phụ

Cơm đậu phụ là món ăn nhẹ truyền thống của người dân tộc Thổ Gia và người Miêu ở Hồ Nam. Đậu phụ mềm mịn, thường được ăn với ớt và củ cải chua có vị chua chua thanh mát.

Gà hầm hạt dẻ

Hạt dẻ cũng là một trong những đặc sản địa phương chính của Phượng Hoàng. Gà hầm hạt dẻ là món ăn giàu chất dinh dưỡng, chỉ cần nếm thử nước súp bạn có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon, thanh ngọt vô cùng hấp dẫn.

Nếu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bạn nhớ nếm thử món gà hầm hạt dẻ bổ dưỡng để tái tạo năng lượng và tiếp tục khám phá nhé!

Đồ ăn vặt

Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều quầy bán đồ ăn nhanh và quán ăn vặt nằm dọc các con phố. Có lẩu nhỏ, hủ tiếu, thịt nướng, bánh tép chiên, đậu hũ tươi, xiên que,…vô cùng hấp dẫn.  

an-gi-tour-phuong-hoang-co-tran
Các món ăn vặt cũng hấp dẫn không kém

Đây đều là những món ăn vặt mang hương vị Tương Tây độc đáo, bạn có thể vừa đi dạo phố cổ vừa thưởng thức những món ăn đặc trưng của nơi đây.

8/Lưu trú ở đâu khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn? 

Có rất nhiều lựa chọn chỗ ở tại Phượng Hoàng cổ trấn, từ khách sạn đến nhà nghỉ bình dân. Bạn có thể chọn lưu trú ở dọc hai bên bờ sông Đà Giang hoặc xa hơn một chút tùy nhu cầu và sở thích.

  • Lưu trú ở dọc Đà Giang với view đẹp, đầy đủ tiện nghi thì giá sẽ hơi cao. Dao động trong khoảng 180 – 200 NDT/đêm. Bù lại, bạn sẽ thuận tiện di chuyển tham quan, trải nghiệm phố cổ một cách trọn vẹn nhất. Tối đến, bạn có thể nhanh chóng “lên đồ” và hòa vào không khí nhộn nhịp của các quán bar.
luu-tru-o-phuong-hoang-co-tran
Lưu trú ở Phượng Hoàng cổ trấn
  • Xa hơn một chút là các khách sạn tiện nghi (120 – 150 NDT/đêm) nhưng bạn phải chịu khó di chuyển khi tham quan cổ trấn. Bù lại, những khách sạn này có mức giá trung bình ổn định và bạn sẽ không bị âm thanh sôi động làm ồn khi Phượng Hoàng về đêm.
luu-tru-khach-san-o-phuong-hoang-co-tran
Khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn
  • Cuối cùng, các lựa chọn nhà nghỉ bình dân, homestay phòng nhiều người dành cho nhóm bạn trẻ tiết kiệm (60 – 100 NDT/đêm). Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí khi lưu trú ở đây, các nhà trọ/homestay này vẫn đáp ứng tiện nghi cơ bản nhưng có thể sẽ hơi xa hoặc nằm trong các góc hẻm.

9/Mua gì làm quà ở Phượng Hoàng cổ trấn?

Nếu đã du lịch đến phố cổ Phượng Hoàng, bạn cũng hãy dành chút thời gian mua ít quà lưu niệm về cho người thân và bạn bè ở nhà nhé! Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn khi mua quà cho bạn dưới đây!

Kẹo gừng Phượng Hoàng

Đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, kẹo gừng vẫn là món ăn vặt truyền thống của người dân nơi đây. Kẹo gừng hoàn toàn được làm thủ công, không cay nhưng mùi vị có hơi nồng nồng rất thơm ngon. Khác với các loại kẹo thông thường, kẹo gừng Phượng Hoàng ngoài có vị ngọt thanh mát thì còn có rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể như phòng ngừa cảm cúm, giảm ho, giảm đờm, khai vị, bồi bổ cơ thể. Chính vì lẽ đó, nó trở thành một món ăn vặt được rất nhiều người dân địa phương ưa chuộng. 

mua-gi-lam-qua-du-lich-phuong-hoang-co-tran-keo-gung
Đặc sản kẹo gừng dễ mua về làm quà

Nếu muốn tìm kiếm một sản phẩm để mua về làm quà cho người thân và bạn bè thì kẹo gừng Phượng Hoàng là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn đấy. Nếu muốn tìm một thương hiệu bán kẹo gừng Phượng Hoàng uy tín để mua về làm quà thì bạn có thể chọn kẹo gừng hiệu Zhengan với tuổi đời hàng ngàn thế kỷ ở đây. 

Nấm nhọ nồi

Đây là một loại nấm đặc sản địa phương nổi tiếng chủ yếu chỉ mọc ở các triền núi phía tây bắc Phượng Hoàng cổ trấn. Loại nấm này hầu như không thể trồng được cũng như khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, có lẽ cũng chính vì vậy mà nó trở thành món đặc sản mà bất kỳ ai ghé thăm cổ trấn cũng muốn được thử một lần.

Nấm nhọ nồi ưa nhiệt độ, mát và ẩm, chủ yếu mọc ở bãi cỏ xen lẫn cây thông và cây chè, bề mặt có màu sắc đa dạng như trắng xám, nâu vàng, đen, nâu. Màu sắc tuy không được bắt mắt lắm, nhưng khi đã nếm thử thì bạn khó có thể quên được hương vị đặc biệt của nó. Nấm được người dân địa phương hái về đóng gói rất kỹ càng để bạn có thể dễ dàng mang về làm quà. Một gợi ý nhỏ là bạn có thể dùng nấm nhọ nồi để hầm thịt, mùi vị sẽ rất thơm ngon đấy!

Quả kiwi

Hồ Nam là một trong ba khu vực trồng kiwi lớn nhất Trung Quốc. Chính vì vậy mà khi đến Phượng Hoàng cổ trấn, bạn sẽ thấy kiwi được bày bán ở khắp mọi nơi.

Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, kiwi chứa hàm lượng lớn chất tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư. Kiwi tại đây đã được sấy khô và đóng gói kỹ lưỡng, bạn có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè. 

Rượu gạo ngọt

Người ta thường nói vui rằng, nếu bạn cảm thấy khát nước sau khi loanh quanh khu phố cổ thì đừng mua đồ uống mà hãy thử một ít rượu gạo ngọt tại đây. Mang hương vị ngọt ngào, rượu gạo không những ngon mà còn có thể làm dịu cơn khát của bạn. 

mua-gi-lam-qua-tour-phuong-hoang-co-tran
Dạo quanh các con đường để chọn quà

Đương nhiên còn phải tùy thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi người, dù không thể thay thế nước giải khát nhưng bạn cũng nên dùng thử rượu gạo tại Phượng Hoàng cổ trấn. Rượu có nồng độ cồn thấm, hương vị êm dịu, ngọt ngào và không quá cay. Rượu gạo ngọt Phượng hoàng là món quà vô cùng phù hợp để biếu tặng.

Trà Cổ Trượng Mao Tiêm (Guzhang Maojian)

Trà Cổ Trượng Mao Tiêm là loại trà nổi tiếng khắp Trung Quốc, những năm gần đây còn xuất khẩu đi nước ngoài, vô cùng được yêu thích. Theo những ghi chép về lịch sử của huyện Cổ Trượng (Hồ Nam – Trung Quốc) có lưu lại rằng: “Vào cuối thế kỷ XIX, ở Cổ Trượng có rất ít nơi trồng chè, hầu hết đều là những cây trồng tại nhà của người dân địa phương, tiêu chuẩn trà Cổ Trượng Mao Tiêm ngon nhất phải là trà có một búp và hai lá.” 

Phải trải qua rất nhiều công đoạn vất vả và phức tạp mới có thể tạo nên được loại trà thượng hạng, thơm ngon. Bạn đừng quên mua một ít về làm quà nhé!

Trang sức bạc

Đến với Phượng Hoàng cổ trấn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cô gái người Miêu đeo trang sức bằng bạc trên người. Những món đồ trang sức này đều mang nhiều kiểu dáng và được chế tác theo phong cách của người dân địa phương, khiến bất cứ ai ghé thăm cũng muốn mua một vài món mang về. Tuy nhiên nếu có ý định mua trang sức bạc tại cổ trấn Phượng Hoàng, bạn nên cân nhắc kỹ, lựa chọn những cửa hàng lớn, có uy tín, đáng tin cậy, hạn chế mua tại các quầy hàng ven đường.

mua-gi-lam-qua-du-lich-phuong-hoang-co-trang-suc-bac
Trang sức bạc của người Miêu

Đồ trang sức bạc của người Miêu đã hình thành nên một “văn hóa trang trí bằng bạc” độc đáo và có tính thẩm mỹ cao hết sức đa dạng và tinh xảo. Đồ trang sức của người Miêu được chia thành 3 loại: trang sức đeo trên đầu, vòng cổ và thắt lưng. Những món trang sức đeo trên đầu thường thấy nhất là mũ bạc, mão phượng, kẹp tóc…

Batik Phượng Hoàng

Batik là một nghệ thuật dân gian truyền thống của Trung Quốc kết hợp vẽ và nhuộm. Chúng được chia thành hai loại, một loại là Batik người Thổ Gia, loại còn lại là batik người Miêu. 

Batik người Thổ Gia thì thường chú ý đến màu sắc và bố cục của bức tranh sao cho phù hợp, tinh tế và đẹp mắt. Còn với batik người Miêu thì cho bạn cảm giác tự nhiên và thuần khiết, nên khi in người nghệ nhân thường chú ý đến độ tinh khiết của màu nhuộm hơn là các họa tiết lộng lẫy bắt mắt. 

Tranh thêu Phượng Hoàng Miêu

Phượng Hoàng Miêu là nghệ thuật thêu tranh do người Miêu sáng tạo ra bằng trí tuệ và sự chăm chỉ của họ. Đồng thời nó cũng được công nhận là tác phẩm nghệ thuật thêu tinh xảo nhất thế giới. Điều quan trọng nhất của tranh thêu Phượng Hoàng Miêu là vẻ đẹp đối xứng tuyệt mỹ, nó còn đòi hỏi sự đối xứng hoàn hảo trong hình ảnh, màu sắc và tổng thể bức tranh.

Tranh thêu Phượng Hoàng Miêu thường được thêu bằng những sợi chỉ màu đỏ tươi và xanh lá đậm tạo cảm giác rất tươi sáng và bắt mắt cho người mua.

10/Những nét văn hoá dân gian ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phố cổ Phượng Hoàng không bao giờ thiếu những nét quyến rũ về văn hóa dân tộc đa dạng. Bạn sẽ bắt gặp những người phụ nữ Miêu mặc trang phục dân tộc và diện trang sức bằng bạc bắt mắt đi bộ trên những con hẻm lát đá.

  • Lễ hội truyền thống ở Phượng Hoàng cổ trấn cũng rất được du khách quan tâm. Nếu trùng hợp du lịch đến đây vào dịp các lễ hội, bạn cũng hãy tranh thủ cảm nhận bầu không khí chân thực và sống động của người dân địa phương. Ngày 8 tháng 4 theo âm lịch của Trung Quốc là “Ngày thờ cúng tổ tiên”. Đây là một lễ hội tưng bừng truyền thống của người Miêu. Trong ngày lễ hội này, họ sẽ thờ cúng tổ tiên, nhảy múa, ca hát với tất cả cảm xúc và biểu diễn một loạt các tiết mục văn nghệ cho đến tận sáng hôm sau.
van-hoa-dan-gian-o-phuong-hoang-co-tran
Văn hóa dân gian đặc sắc nên khám phá
  • Ngày 6 tháng 6 âm lịch là Tết Tống của người Miêu. Đây là dịp các nam thanh nữ tú diện trang phục thật đẹp và dùng những bài hát địa phương để bày tỏ cảm xúc với nhau. Vì vậy, đây còn là dịp tụ tập giao duyên của nam nữ người Miêu.
  • Hàng năm, Phượng Hoàng cổ trấn sẽ tổ chức một lễ hội Thuyền Rồng thật hoành tráng, những cuộc đua thuyền rồng thường kéo dài trong 3 ngày. Địa điểm thi đấu là ở Đà Giang nhộn nhịp. Có hàng chục đội tham gia cuộc thi và số lượng đang tăng lên hàng năm. Sau khi chung kết, mọi người sẽ bước vào với trò chơi cuối cùng “bắt vịt trời”. Ban tổ chức đã mua rất nhiều vịt trời và thả rông từ trên cao xuống. Mọi người có thể cùng nhau bắt vịt và ai tóm được nhiều nhất sẽ có một bữa tối với món vịt thơm ngon. Khách du lịch cũng có thể tham gia hoạt động vui nhộn này.
van-hoa-dan-gian-phuong-hoang-co-tran
Nền văn hóa vẫn tồn tại lâu đời như cổ trấn 1300 năm tuổi

11/Review du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Bài review Phượng Hoàng cổ trấn từ một bạn khách hàng dễ thương của Tourhot24h.vn, hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm thông tin và kinh nghiệm hữu ích.

Hôm nay, mình muốn chia sẻ cho các bạn về chuyến đi đến Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn – Phù Dung trấn. Đây là lần thứ 2 mình được đi nước ngoài và chỉ đi có 1 mình thôi nhưng vì thế mình đã được gặp những người bạn mới và trải nghiệm nhiều điều cực kỳ thú vị. Các thành viên trong đoàn thực sự gắn bó như một gia đình, mọi người ai cũng đều vui vẻ và tốt bụng.

Vì chưa có nhiều kinh nghiệm du lịch nên mình đã chọn mua tour trọn gói đi tour Phượng Hoàng cổ trấn – Trương Gia Giới – Phù Dung trấn 6N5Đ, bay thẳng Vietjet + thị theo đoàn + Ăn uống + Các điểm tham quan + Khách sạn tiêu chuẩn 4*. Tổng kết thiệt hại chỉ 16tr5/người thôi nhé, tha hồ vui chơi thoải mái trong 6 ngày!

Trương Gia Giới và Phượng Hoàng cổ trấn đều nằm tại tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Trương Gia Giới được mệnh danh là Pandora trên trái đất với hàng ngàn cột đá sa thạch hùng, hoang dã, cùng những nét đẹp của văn hóa dân tộc Trung Hoa. Còn Phượng Hoàng cổ trấn thì được biết đến với sự tĩnh lặng, yên bình mà ít nơi đâu có thể sánh bằng.

review-du-lich-phuong-hoang-co-tran
Review tour Phượng Hoàng cổ trấn – Trương Gia Giới
  • Phương tiện: Mình bay khứ hồi Vietjet chỉ mất 4 tiếng.
  • Thị thực: Xin thị thực đi Trung Quốc theo đoàn khá dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian, chỉ cần chụp hình hộ chiếu và hình 4×6 phông nền trắng là bạn đã có thể xin thị theo đoàn được rồi nhé.
  • Chi phí: Ngoài tiền book tour trọn gói chỉ có 16tr5, thì mình còn đổi khoảng 4 triệu tiền Việt Nam sang Nhân Dân Tệ Trung Quốc tầm 1,100 Nhân Dân Tệ. Nhưng thực sự mình xài rất ít vì chỉ có phát sinh thêm tiền ăn vặt và xem show thôi chứ mình cũng không có mua sắm gì hết nè.

Ở Trương Gia Giới sẽ rất khó để bạn tìm thấy những địa điểm đổi tiền. Chính vì vậy, bạn nên đổi tiền luôn tại Việt Nam cho chắc hoặc đổi thêm một ít USD để phòng khi thiếu có thể đổi với cho HDV hay các thành viên trong đoàn khi cần thiết.

Những lưu ý cho chuyến đi:

  • Nên mua sẵn sim 4G từ Việt Nam để qua đó tiện sử dụng. Vì nếu không có sim 4G thì trừ zalo ra, tất cả các MXH khác đều bị Trung Quốc chặn hết: Facebook, Instagram thậm chí là Google.
  • Mang theo hành lý gọn nhẹ, giày thể thao hoặc dép đi cho êm chân để không bị đau nhé.
review-tour-phuong-hoang-co-tran
Nên tranh thủ chụp thật nhiều ảnh để lưu giữ kỷ niệm
  • Các vật dụng cá nhân cần mang theo: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, sạc dự phòng, gối cổ vì thời gian di chuyển khá nhiều, nón hoặc ô để che nắng che mưa, đồ ăn nhẹ (bánh mì, xúc xích, mỳ ly) để nạp năng lượng nha.
  • Quan trọng nhất là phải mang theo khăn giấy khô và khăn giấy ướt để sử dụng khi cần thiết.
  • Tip chụp ảnh: nên mặc đồ màu đỏ hoặc vàng, chọn những màu thật nổi bật để có thể lên hình đẹp nhất nhé.
  • Đồ ăn: về cơ bản đồ ăn ở đây có đặc trưng cay, nóng, mặn và rất nhiều dầu mỡ. Đặc biệt trái cây ở đây rất rẻ, tươi và ngon. Đồ ăn thì rẻ như đồ ăn đường phố Việt Nam các bạn cứ ăn hết mình đừng sợ hết tiền nhé.
  • Tiền tệ: ở đây chủ yếu sử dụng là Nhân Dân Tệ, 1 Nhân Dân Tệ tương đương với 3,410 VNĐ, có thể lên xuống tùy từng thời điểm. 

Những điểm tham quan đặc sắc trong chuyến đi: 

  • Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên: được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (1992), danh thắng này có đến 3.000 cột đá thạch anh và sa thạch với nhiều hang động kỳ vĩ, suối tự nhiên. Khung cảnh hùng vĩ và hoang sơ của nơi đây sẽ khiến bạn không tin nổi vào mắt mình, tại sao lại có một nơi đẹp như thế trên trái đất.
  • Công viên Trương Gia Giới: nằm trong khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên cách thành phố 20 phút chạy xe, nơi đây thực chất là một Pandora trên mặt đất. Đến đây bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng vì sự kỳ vĩ, oai hùng của nó. Khu rừng nguyên sinh đặc biệt với hơn 3.000 cột đá, bao gồm cả cột trụ Hallelujah được đạo diễn của Avatar lấy làm nguyên mẫu cho những ngọn núi bồng bềnh như mây trong bộ phim của mình.
review-phuong-hoang-co-tran-tour
Tour Phượng Hoàng cổ trấn – Trương Gia Giới tổ chức chu đáo
  • Thang máy Bách Long: nằm trong khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên luôn nè, được mệnh danh là thang máy ngoài trời bằng kính cao nhất thế giới. Nhờ tốc độ nhanh không tưởng chỉ cần vỏn vẹn 2 phút là bạn đã có thể lên đỉnh núi tham quan. Nhờ vậy chúng ta mới có thể ngắm nhìn những ngọn núi sa thạch khổng lồ xung quanh.
  • Thiên Môn Sơn: để đến được cổng trời bạn sẽ được trải nghiệm 99 khúc cua được mệnh danh là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới hoặc bạn có thể đi bằng cáp treo có độ dài 7455m. Từ trên cáp treo thì bạn có thể ngắm trọn vẹn 99 khúc cua uốn lượn. Sau đó bạn sẽ phải trải qua 999 bậc thang hoặc đi qua 12 vòng thang cuốn hiện đại để đặt chân đến “Cổng Trời” nơi giao thoa giữa thiên đường và hạ giới.  Đặc biệt, bạn sẽ có trải nghiệm thót tim đi dạo trên con đường Skywalk ở độ cao 1.400m so với mực nước biển và dưới chân là mây, núi.
  • Cầu kính Thiên Vân Độ: đây là cây cầu kính trong suốt, dài 536m ở độ cao 280m so với đáy thung lũng. Dù trong suốt nhưng bạn yên tâm khi đi trên cầu nhé. Đến đây bạn sẽ được thả mình vào khung cảnh mây, núi hùng vĩ.
review-phuong-hoang-co-tran-theo-tour
Trải nghiệm cầu kính Thiên Vân Độ
  • Phượng Hoàng cổ trấn: trải dài trên dòng sông Đà Giang cùng với những ngôi nhà cổ vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ xưa đẹp đến lạ thường, cùng với cầu Hồng Kiều, cầu đá nhảy nổi tiếng. Đến đây bạn sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của cổ trấn hơn 1300 năm tuổi.
  • Phù Dung trấn: để chiêm ngưỡng dòng thác bạn sẽ dạo bước trên con đường trải đá xanh qua các khu phố cổ tầm 15 – 30 phút để khám phá hết những cảnh đẹp nơi đây. Cuối cùng Phù Dung trấn hiện lên như một bức tranh cùng những ngôi nhà cổ treo mình trên thác tuyệt đẹp.
  • Miêu Vương Thành: ngôi làng của của người dân tộc Miêu, chuyên bảo tồn và gìn giữ các văn hóa truyền thống. Đến đây, bạn sẽ ngỡ như mình đang quay lại thời xa xưa.

Chuyến đi ngắn ngủi khiến mình không thể tin được rằng, mình đã may mắn có cơ hội đến được những nơi đẹp như thế. Từng điểm đến đẹp như trong mơ, đẹp đến nỗi chỉ đi 1 lần mà thấy nhớ mãi. Nếu có cơ hội trong tương lai, mình chắc chắn sẽ quay lại nơi đây một lần nữa!

12/Nên chọn du lịch Phượng Hoàng cổ trấn theo tour hay tự túc?

Phượng Hoàng cổ trấn đang là một điểm đến du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc, với vẻ đẹp huyền bí, lịch sử phong phú, kiến trúc độc đáo và các hoạt động giải trí hấp dẫn.  Chắc hẳn, rất nhiều bạn đang lên kế hoạch du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn đúng không? Tuy nhiên, điều làm bạn băn khoăn là liệu nên đi tour hay tự túc khi đến đây. Hãy để Tourhot24h.vn giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé!

du-lich-phuong-hoang-co-tran-tu-tuc-hay-theo-tour
Nên chọn du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc hay theo tour

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

Ưu điểm: 

  • Tự quyết định các địa điểm tham mà mình muốn.
  • Tự do về thời gian tham quan mà không bị giới hạn. 
  • Trải nghiệm được nhiều phương tiện di chuyển.
phuong-hoang-co-tran-tour-tron-goi
Tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn hay tự túc?

Nhược điểm:

  • Hiện nay, du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc vẫn chưa được bay thẳng khi đi cá nhân, phải đi đường bộ nên rất mất thời gian và dễ lạc đường. 
  • Phải tự xin thị với nhiều thủ tục và các loại giấy tờ phức tạp.
  • Tự tìm điểm ăn uống, nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ rất dễ bị chặt chém, tốn kém chi phí.
  • Tự tìm khách sạn lưu trú, dễ gặp tình trạng hết phòng, phòng khách sạn xa điểm tham quan.
  • Nếu bạn không biết tiếng Trung thì sẽ khó giao tiếp được với người địa phương vì đa số người dân địa phương không biết nói tiếng Anh.
  • Sẽ rất mất thời gian và tốn kém chi phí nếu không có đủ kinh nghiệm và ngôn ngữ. 

Tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn

Ưu điểm:

  • Được công ty du lịch hỗ trợ hoàn toàn về mọi vấn đề về thị .
  • Khi đi tour bạn sẽ được bay thẳng đến Phượng Hoàng cổ trấn bởi những chuyến bay charter phục vụ riêng cho khách du lịch nên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để tham quan. 
  • Bạn sẽ được trọn gói mọi thứ, từ ăn uống cho đến khách sạn và tham quan, không phải lo lắng về việc tìm kiếm địa điểm hay các thủ tục liên quan.
  • Có HDV suốt tuyến hỗ trợ mọi thứ về dịch vụ, ngôn ngữ và tham quan. 
  • Vì đã mua tour trọn gói từ A – Z nên bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với đi du lịch tự túc.
  • Ưu đãi quà tặng, có lối đi riêng dành cho khách tham quan.
  • Chọn công ty có kinh nghiệm tổ chức, bạn sẽ không phải lo lắng về các vấn đề lỡ có phát sinh.

Nhược điểm:

  • Bạn phải di chuyển theo lịch trình tham quan của đoàn. 
  • Thời gian tham quan có thể sẽ ít hơn so với đi tự túc. 
tour-phuong-hoang-co-tran
Lựa chọn tour Phượng Hoàng cổ trấn

Tóm lại, cả hai lựa chọn đi tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn hay đi tự túc đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, hiện tại đi theo đoàn vẫn là lựa chọn tiện lợi, an toàn và tiết kiệm nhất. Việc sử dụng thị thực đoàn cũng sẽ giúp giảm bớt thủ tục và tránh những rắc rối khi xin thị tự túc.

=>> Tham khảo thêm tour Phượng Hoàng cổ trấn – Trương Gia Giới – Phù Dung trấn 6N5Đ.

13/Lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Khi du lịch cổ trấn Phượng Hoàng, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ kinh phí, tâm trạng thoải mái thì còn có những điều bạn cần lưu ý cho chuyến đi của mình.

  1. Đa phần các món đồ trang sức trên đường phố đều không phải làm bằng bạc thật hay bạc Miêu. Bạn nên lựa chọn những cửa hàng lớn sẽ uy tín hơn. 
  2. Khi tham quan, mua sắm nhất định phải chú ý đến đồ đạc, trang sức và tiền bạc của bản thân. Hãy luôn nhớ “Túi phía trước là túi của mình, túi phía sau có thể là túi của người khác” nhé!
  3. Khi mua sắm bạn có thể mặc cả hầu hết các sản phẩm nếu cảm thấy giá cả chưa hợp lý.  
  4. Khi đến tham quan miếu Thiên Hậu (Tianhou) và miếu Thiên Vương (Tianwang) có thể bạn sẽ bắt gặp những nhà sư giả mời gọi xem bói và yêu cầu bạn quyên góp tiền công đức , thắp đèn cầu phúc. Đừng nhờ vả hay quyên góp với những nhà sư này vì đó chỉ là những chiêu trò lừa dối mà thôi. 
luu-y-du-lich-phuong-hoang-co-tran
Lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh minh họa)
  1. Đừng mang theo tiền xu vì cơ bản ở Phượng Hoàng cổ trấn không không nhận tiền xu. Phí sử dụng nhà vệ sinh công cộng tại đây là khoảng 1 NDT, nhưng sau ngày 10/3 một số nhà vệ miễn phí đã được bao gồm trong phí vào cửa tham quan. 
  2. Khi mua sắm, đừng dùng 100 NDT để thanh toán vì có thể bạn sẽ bị lừa và nói tiền của bạn là giả. (Tuy nhiên, trường hợp này thì rất ít khi xảy ra).
  3. Đừng nên tin bất kỳ ai khi nói với bạn rằng sẽ đưa bạn vào thành cổ với giá rẻ hơn hay miễn phí, vì thời điểm này công đoạn kiểm tra vé khi vào Phượng Hoàng cổ trấn rất nghiêm ngặt. (Ngay cả những nhà trọ trong thành phố cổ cũng không thể dẫn người vào miễn phí). 
  4. Tiền nào của nấy. Nên đừng quá tin vào những thứ có giá khá rẻ. 
  5. Dù đi mua sắm hay ăn uống, hãy cẩn thận có thể sẽ có người đi theo sau lưng bạn giống như đi cùng nhau, sau đó nói với chủ cửa hàng rằng bạn là khách hàng được họ giới thiệu để nhận được chiết khấu, và dĩ nhiên chi phí đó sẽ được chủ cửa hàng cộng cho bạn. 
luu-y-khi-du-lich-phuong-hoang-co-tran
Lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh minh họa)
  1. Phượng Hoàng cổ trấn được thiên nhiên ưu ái ban cho một vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng. Nên đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc máy ảnh “xịn sò” để ghi lại những kỷ niệm thật tuyệt vời tại đây nhé. Nếu muốn mua quà lưu niệm hoặc đặc sản địa phương, bạn đừng quá tin vào những món hàng hay cửa hàng được giới thiệu và chào mời nhiều mà hãy tìm những cửa hàng lớn và có đầy đủ giấy phép. 
  2. Khi đến với Phượng Hoàng cổ trấn bạn nên tuân theo các quy tắc địa phương và tôn trọng các phong tục dân gian tại đây nhé: 
  • Khi đến thăm nhà của người dân địa phương bạn không nên mở ô (dù) của mình và không được bước lên bậu cửa. 
  • Trong thị trấn thì bạn không nên huýt sáo vì người dân nơi đây cho rằng đó là cách thu hút những rắc rối và xúc phạm đến ma.
  • Bạn nên mang theo tiền giấy vì trong cổ trấn tiền xu không được chấp nhận khi thanh toán. 
luu-y-tour-phuong-hoang-co-tran
Lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh minh họa)

12. Khi tham quan tại đây, hãy đừng quá tin vào lời mời gọi của những tài xế và nhà cung cấp dịch vụ. Đừng bao giờ nhận các dịch vụ hoặc quà tặng miễn phí tại các ngôi đền như nhang và nến đốt vì có thể bạn sẽ phải trả phí rất nhiều. 

Trên đây là những lưu ý giúp bạn có một chuyến du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn hoàn hảo và tuyệt vời hơn. Bất kỳ địa điểm du lịch nào cũng xuất hiện những thành phần trộm vặt hay chèo kéo khách hàng. Nhưng đó không phải là vấn đề lớn để bạn bỏ qua thị trấn cổ xinh đẹp này. Chúc các bạn có chuyến đi Phượng Hoàng cổ trấn vui vẻ và nhiều trải nghiệm thú vị!

Bài viết khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *