Khám phá cung Vương Phủ – dinh thự của đệ nhất tham quan Hòa Thân

Cung Vương Phủ là một công trình kiến trúc cổ xưa, có lịch sử hàng trăm năm tuổi, gắn liền với triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Nơi đây là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất của du lịch Bắc Kinh, với sự xa xỉ và hoành tráng bậc nhất của một vương phủ. Cung Vương Phủ không chỉ là nơi ở của Hòa Thân, một quan tham nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, mà còn là chứng nhân của những biến động và thăng trầm của triều đại nhà Thanh. 

Hãy cùng Tourhot24h.vn bước vào hành trình khám phá những nét độc đáo của công trình trăm năm tuổi này nhé!

1. Đôi nét về cung Vương Phủ Hòa Thân

Cung Vương Phủ hay còn gọi là phủ Hòa Thân, là một công trình kiến trúc cổ xưa vẫn còn nguyên vẹn sau hơn hàng trăm năm lịch sử, nằm tại phố Liễu Ấm, quận Tây Thành, Bắc Kinh. Những người từng ở đây đều là những quan lại có quyền thế nhất thời nhà Thanh, đều là những người “dưới một người, trên vạn người”. Đó là gồm Hòa Thân – sủng thần của Càn Long, Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân – con thứ 17 của vua Càn Long, em ruột của Gia Khánh và Cung Trung Thân vương Dịch Hân – em thứ sáu của Hàm Phong.

doi-net-ve-cung-vuong-phu
Cung Vương Phủ của “đệ nhất tham quan” Hòa Thân

Một trong số họ phải kể đến Hòa Thân, sủng thần của Càn Long đế, người nổi tiếng với khí chất hào hoa và phong lưu. Ông từng nổi danh với câu nói đầy hống hách: “Hoàng Thượng có thứ gì, ta cũng có, Hoàng Thượng không có thứ gì, ta cũng phải có”. Điều này không phải là khoác lác, bởi tài sản của Hòa Thân thậm chí còn hơn cả quốc khố nhà Thanh. Khi ông qua đời, vua Gia Khánh đã thu giữ của cải của ông, tổng số tiền tương đương tài sản quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.

ve-dep-cung-vuong-phu
Dinh thự xa hoa được ví như “hoàng cung thu nhỏ”

2. Lịch sử cung Vương Phủ

Vào năm Càn Long thứ 41 (1776), Hòa Thân – một vị đại thần nổi tiếng trong triều Càn Long, đã cho xây dựng một phủ đệ hoành tráng bên cạnh hai hồ Tiền Hải và Hậu Hải ở phía đông bắc Tử Cấm Thành. Phủ này được gọi là “Hòa đệ” theo họ của ông. Tuy nhiên, sau khi Càn Long qua đời vào năm 1799, con trai ông là Gia Khánh đã bãi chức Quân cơ đại thần, Cửu môn Đề đốc của Hòa Thân và cho khám xét phủ đệ của ông. Tổng số tài sản thu được từ phủ Hòa Thân là khoảng 20 triệu lượng bạc trắng, sau đó Hòa Thân được Gia Khánh ban cho lụa trắng, phủ Hòa Thân được giao lại cho Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân, em ruột của vua Vĩnh Khánh.

bi-an-ben-trong-cung-vuong-phu
Khám phá những bí ẩn bên trong cung Vương Phủ

Vào năm 1851, Cung Trung Thân vương Dịch Hân trở thành ông chủ thứ ba của Vương phủ này và đổi tên thành “cung Vương Phủ” và tên này được dùng cho đến ngày nay. Trong thời kỳ dân quốc, phủ này đã bị bán cho giáo hội rồi lại được mua lại bởi Phủ Nhơn Đại học để làm giảng đường cho nữ sinh. Sau khi cách mạng thành công, nơi này đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: tập thể của Bộ Công An, xưởng quạt điện, học viện âm nhạc…

3. Kiến trúc độc đáo cung Vương Phủ của “đệ nhất tham quan” Hòa Thân

Kiến trúc cung Vương Phủ gồm 2 bộ phận chính là phủ đệ và hoa viên, chiếm diện tích tổng cộng 60.000m². Phủ đệ có diện tích 32.000m², được xây dựng theo phong cách “Tam Lộ Ngũ Tiến”, với kiến trúc đồ sộ và tinh tế. Mái ngói lưu ly xanh thể hiện đẳng cấp của một Phủ đệ Thân vương. Đây cũng là nơi ở của Hòa Thân, người giàu có nhất thiên hạ thời Thanh.

cung-vuong-phu
Mái ngói lưu ly xanh thể hiện đẳng cấp xa hoa của dinh thự

Hòa Thân đã cho bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức để trang hoàng cung phủ. Hoa viên có diện tích 28.000m², còn gọi là Tụy Cẩm viên. Nơi đây, được bao quanh bởi giả sơn ba mặt, có hơn 50 cảnh điểm được bố trí hài hòa trên ba trục Đông, Tây, Trung. Cung Vương Phủ là biểu tượng của văn hóa vương phủ thời Thanh, chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hóa cao quý. Như người ta thường nói: “một tòa cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều”.

kien-truc-ben-trong-cung-vuong-phu
Kiến trúc bên trong cung Vương Phủ

Cung Vương Phủ là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa các công trình nhà cửa, cổng tường và núi non. Phủ được bao quanh bởi những bức tường cao và cổng kiên cố, tạo nên vẻ uy nghi và trang nghiêm như một hoàng cung. Trong phủ có một sân rộng làm trung tâm, xung quanh là các tòa nhà gỗ mang phong cách truyền thống, được chế tác từ những loại gỗ quý hiếm. 

net-dep-kien-truc-cung-vuong-phu
Hoa viên phía sau cung Vương Phủ

Điểm đặc sắc của cung Vương Phủ là một ngọn núi nhân tạo cao với một lầu xây trên đỉnh. Núi được trồng đầy cây cảnh và hoa lá, mang lại không khí trong lành và thoáng mát. Đây là nơi vương gia thường lui tới để thư giãn, đọc sách hay thưởng thức thi ca vào những buổi chiều hay đêm trăng sao. Để lên được lầu và ngọn núi, du khách phải đi qua một hành lang dốc không có bậc thang, rất độc đáo và thú vị. Ngoài ra, nơi đây còn có một sân khấu riêng để vương gia thuê đội hý kịch về biểu diễn kịch nói. Sân khấu này có nhiều điểm ấn tượng và khác biệt so với các sân khấu trong hoàng cung. Chỉ khi tham quan hết cung Vương Phủ mới có thể cảm nhận được sự độc đáo và ấn tượng của kiến trúc ‘hoàng cung thu nhỏ’ này.

cung-vuong-phu-hoa-than
Hành lang dốc không có bậc thang trong cung Vương Phủ

Tham khảo: Tour du lịch Bắc Kinh – Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu (7N6Đ)

4. Khám phá những nét độc đáo ở cung Vương Phủ Hòa Thân

Một trong những điểm đặc sắc của cung Vương Phủ là những công trình kiến trúc tuyệt mỹ, có thể sánh ngang với Cố Cung – Tử Cấm Thành. Nhưng không chỉ thế, phủ còn chứa đựng biết bao bảo vật quý hiếm, được tô điểm khéo léo ở khắp nơi. Đáng chú ý nhất là 9.999 hình con dơi mang ý nghĩa may mắn, phú quý, được trải dài trên hành lang và cả tay nắm cửa của biệt phủ. Khi kết hợp với tấm bia đá chữ “Phúc” do Khang Hy ngự bút, 9.999 con dơi này tạo nên “Vạn Phúc”. Hòa Thân đã khéo léo sử dụng con số này để không vi phạm quyền lực của hoàng đế, vì chỉ có vua mới được dùng chữ “vạn”. Bia chữ “Phúc” này cũng là một trong những báu vật của Trung Quốc, vì Khang Hy rất hiếm khi viết chữ khắc bia. Đây được gọi là “thiên hạ đệ nhất Phúc” hay chữ “Phúc” Khang Hy. Hiện nay, tấm bia này đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia của Trung Quốc.

chu-phuc-quy-gia-trong-cung-vuong-phu
Du khách tận tay sờ chữ “Phúc” do Khang Hy viết chữ để khắc bia

Bia chữ “Phúc” này được Hòa Thân đặt trong lòng một ngọn núi nhân tạo hình Rồng. Vị trí của Rồng nằm trên long mạch của Bắc Kinh và huyệt Rồng chính là nơi có chữ Phúc. Sau khi Hòa Thân bị phế truất, vua Gia Khánh muốn lấy tấm bia này về cung, nhưng sợ làm đảo lộn long mạch, ảnh hưởng đến vận mệnh nhà Thanh, nên cuối cùng đã để yên ở cung Vương Phủ.

nhung-bi-an-o-cung-vuong-phu
Dinh thự xa hoa bậc nhất thời nhà Thanh

Sự giàu có của Hòa Thân được thể hiện qua hai nơi là nơi ở của ông và thứ hai là lầu Tàng Bảo, tức nơi chứa những báu vật mà ông ta vơ vét được trong thời kỳ là “đệ nhất sủng thần” của vua Càn Long. Nơi ở của ông gọi là Tích Tấn Trai, được xây dựng bằng những vật liệu đắt tiền và hiếm có. Các cột nhà được làm từ gỗ Trinh Nam, loại gỗ quý chỉ dành cho đế vương. Gỗ này có mùi thơm dễ chịu và khả năng chống mọt, giúp không khí trong lành. Bộ bàn ghế được khảm xà cừ trên nền gỗ đàn hương, tạo nên sự sang trọng và lộng lẫy. Gánh lát của căn phòng được làm từ loại đá nham thạch, có tính năng giữ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Loại đá này chỉ có ở núi lửa và chỉ được sử dụng cho hoàng gia. Bức tường dày 1,5m của căn phòng còn chứa rất nhiều vàng bạc châu báu, nhưng đó chỉ là phần nhỏ so với tài sản của Hòa Thân.

noi-luu-giu-tai-san-cua-hoa-than-trong-cung-vuong-phu
Lầu Tàng Bảo – nơi lưu giữ các báu vật của Hòa Thân

Lầu Tàng Bảo hay còn gọi là Hậu Tráo lầu là nơi Hòa Thân trưng bày những báu vật tuyệt phẩm mà ông sưu tầm được. Tòa nhà này rộng hơn 180m, gồm 111 phòng và 88 cửa sổ. Mỗi cửa sổ có hình dạng và hoa văn khác nhau để biết được phòng nào chứa loại báu vật nào. Ví dụ, cửa sổ hình quả đào là nơi chứa san hô đỏ. Hòa Thân có 11 tảng san hô to hơn cả của vua Càn Long, khiến vua Gia Khánh phải ngưỡng mộ. Cửa sổ hình thoi là nơi chứa 10 viên ngọc trai to như quả nhãn, to hơn cả viên ngọc trai trên vương miện của vua Càn Long. Cửa sổ đặc biệt hình hai con cá là nơi chứa các thỏi vàng khổng lồ, mỗi thỏi nặng hơn 30kg, to như cái gối nhỏ.

5. Giá vé và giờ mở cửa cung Vương Phủ Hòa Thân

  • Giá vé: 40 tệ (trẻ em dưới 1,2m được miễn phí vé).
  • Thời gian mở cửa

+ Tháng 4 – tháng 10: 8h0017h00

+ Tháng 11 – tháng 3: 9h0016h00

cung-vuong-phu-bau-vat-cua-Trung-Hoa
Cung Vương Phủ – báu vật trăm năm của Trung Hoa

Cung Vương Phủ ngày nay đã khác xưa rất nhiều, nhưng vẫn giữ được nhét tinh túy của văn hóa Trung Hoa thời nhà Thanh. Nơi đây vẫn là công trình nổi tiếng với sự xa hoa lộng lẫy, kiến trúc xây dựng độc đáo và đặc biệt có nhiều không gian vui chơi chụp ảnh, mang đến cảm giác thích thú và thoải mái cho khách. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội khám phá đời sống của vị tham quan Hòa Thân, biết thêm kiến thức về một giai đoạn lịch sử thời nhà Thanh của Trung Hoa. Tourhot24h.vn mong muốn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể lên kế hoạch cho một chuyến du lịch Bắc Kinh đầy hấp dẫn và hoàn hảo.

Bài viết khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *