Tử Cấm Thành – hay còn gọi là cố cung, một cung điện hoàng gia lâu đời bậc nhất Bắc Kinh. Tử Cấm Thành là một kiệt tác kiến trúc cổ đại chưa từng có, khu phức hợp kiến trúc cổ lớn nhất và hoàn chỉnh nhất còn sót lại trên thế giới. Vậy đi du lịch Bắc Kinh khám phá Tử Cấm Thành có gì hấp dẫn?
Hãy cùng Tourhot24h.vn tìm hiểu về cố cung có lịch sử lâu đời bậc nhất Bắc Kinh này ngay trong bài viết này nhé!
1. Giới thiệu về Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành (紫禁城) hay còn gọi là Cố Cung nằm ở quận Đông Thành của thành phố Bắc Kinh. Tử Cấm Thành là nơi 24 vị hoàng đế của hai triều đại Minh và Thanh đã từng sinh sống ở đây (1368-1911). Toàn bộ công trình của Tử Cấm Thành lộng lẫy và uy nghiêm, được mệnh danh là một trong năm cung điện lớn trên thế giới (Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Cung điện Versailles ở Pháp, Cung điện Buckingham ở Vương quốc Anh, Nhà Trắng ở Hoa Kỳ và điện Kremlin ở Nga) cũng được UNESCO liệt kê là “di sản văn hóa thế giới”.
Bên trong Tử Cấm Thành, còn có bảo tàng lịch sử và nghệ thuật trưng bày các cổ vật như tranh vẽ, gốm sứ, đồ đồng của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Một bộ sưu tập vô cùng đồ sộ với các kho báu nghệ thuật cổ đại, bao gồm 1.052.653 tác phẩm, chiếm 1/6 tổng số di tích văn hóa của Trung Quốc. Đây được xem như là bảo tàng có bộ sưu tập di vật văn hóa phong phú nhất Trung Quốc và là một trong những bảo tàng văn hóa cổ đại nổi tiếng thế giới.
Tử Cấm Thành (Cố Cung) là một trong những khu phức hợp cổ có cấu trúc bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới, và đã được công nhận là khu du lịch cấp 5A quốc gia. Vào năm 1961, Tử Cấm Thành được liệt kê là đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia đầu tiên, à đến năm 1987, được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
2. Lịch sử hình thành Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành, hay còn được biết đến với cái tên Cung Đình Hoàng Gia, là một công trình kiến trúc vĩ đại được xây dựng bởi hoàng đế Vĩnh Lạc của triều đại nhà Minh tại Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn 72.961m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 72.100m2, Tử Cấm Thành là một trong những công trình kiến trúc đáng ngưỡng mộ nhất thế giới.
Theo những ghi chép lưu lại, việc xây dựng Tử Cấm Thành đã kéo dài hơn 14 năm, từ năm 1406 đến năm 1420, và đã đòi hỏi sự đóng góp của hơn 1.000.000 công nhân, trong đó có hơn 100.000 thợ thủ công. Quá trình xây dựng này cần đến một lực lượng lao động khổng lồ và sự khéo léo trong việc xử lý các công việc công phu.
Tử Cấm Thành được xây dựng theo lối kiến trúc của cố cung Trung Hoa theo trục Bắc Nam. Toàn bộ công trình được bao quanh bởi một tường cao hào rộng nhằm ngăn chặn bất kỳ ai từ bên ngoài xâm nhập vào. Tử Cấm Thành có hình dáng chữ nhật và được xây dựng dựa trên lý thuyết “trời tròn đất vuông”. Cổng chính của Tử Cấm Thành hướng về phía nam, và từ đó có thể nhìn thấy cổng Thiên An Môn – cổng chính đưa vào khuôn viên Tử Cấm Thành.
Nguồn gốc cái tên “Tử Cấm Thành” là từ việc tin vào phong thủy và truyền thuyết. Hoàng đế coi chính mình là thiên tử, con của Thượng đế. Thiên cung là nơi mà Thượng đế cư ngụ, và vì Hoàng đế được coi là con trời nên nơi ở của ông được gọi là “Tử” hoặc “Cấm”. Cụm từ “Cấm đoán” ám chỉ rằng chỉ có sự cho phép của Hoàng đế mới có thể truy cập vào cung điện này.
Tử Cấm Thành không chỉ là một biểu tượng của quyền lực triều đại nhà Minh, mà còn là một điểm tham quan lịch sử hấp dẫn với giá trị văn hóa và kiến trúc đáng kinh ngạc. Với quá trình xây dựng khổng lồ và tình yêu công việc tận tụy của hàng trăm ngàn công nhân, Tử Cấm Thành đánh dấu một kỷ nguyên lịch sử và là một điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá vẻ đẹp và sự kiên trì của con người.
Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Bắc Kinh chi tiết 2023
3. Kiến trúc đặc biệt ở Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là quần thể các cung điện lớn nhất và hoàn chỉnh nhất ở Trung Quốc, với tổng diện tích hơn 720.000m2, có 9.999 phòng riêng biệt. Bố cục của Tử Cấm Thành được thiết kế một cách hài hòa, cùng hiệu ứng ba chiều với hình thức đối xứng, được người đời ca ngợi là một kiệt tác vô song không nơi nào sánh bằng.
Điện lớn nhất bên trong Tử Cấm Thành chính là điện Thái Hòa, nơi vua cùng các triều thần nghị sự chuyện công của quốc gia. Điện Thái Hòa được xây dựng với kiến trúc hoành tráng, rộng rãi, tượng trưng cho chính quyền phong kiến tối cao vô thượng. Điện Thái Hòa nằm ở trung tâm cố cung, bốn góc nhà mỗi nơi đều có mười con cát tường thụy thú. Các nhà thiết kế Cố Cung cho rằng điều này thể hiện uy nghiêm của hoàng đế, nhiếp thiên hạ. Nội cung phía sau lại xây dựng một cách thâm thúy, chặt chẽ, bởi vậy đông tây lục cung đều được sắp xếp thành một thể, tương đối, trật tự ngăn nắp.
Tử Cấm Thành được sắp xếp dọc theo một trục trung tâm bắc nam, ba đại điện, ba cung điện phía sau, ngự hoa viên đều nằm trên trục trung tâm này. Các công trình phụ được mở rộng sang hai bên và đối xứng nhau tạo tên một Tử Cấm Thành rộng lớn nhưng vẫn được sắp xếp trật tự.
Cách xây dựng mái nhà trong kiến trúc Trung Quốc rất phong phú, bên trong Tử Cấm Thành, có hơn 10 loại mái nhà với các kiểu dáng xây dựng khác nhau. Mái nhà của Cố Cung được phủ đầy ngói lưu ly đủ màu sắc nhưng chủ yếu là màu đỏ và màu vàng. Màu vàng được xem là biểu tượng quyền lực tối cao và chỉ được sử dụng bởi hoàng tộc còn màu đỏ là màu của may mắn và hạnh phúc.
4. Những điểm tham quan chính ở Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành bao gồm hai phần chính là ngoại cung và nội cung:
Ngoại cung có cung điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa làm trung tâm, phía đông có điện Văn Hoa, phía tây có điện Vũ Anh làm hai cánh, là nơi triều đình cử hành đại điển.
Phía sau ngoại cung là nội cung, có Càn Thanh cung, Giao Thái điện, Khôn Ninh cung, Ngự hoa viên cùng với đông, tây lục cung, là nơi hoàng đế xử lý chính vụ hàng ngày. Ngoài ra, phía đông còn có khu vực Ninh Thọ cung, là nơi hoàng đế Càn Long nhà Thanh thoái vị dưỡng lão.
4.1. Ngọ Môn
Tử Cấm Thành có bốn phía mỗi bên đều có một cánh cửa, phía nam là Ngọ Môn, phía bắc là Thần Vũ Môn, đông là Đông Hoa Môn, tây là Tây Hoa Môn. Ngọ Môn là cửa chính của Tử Cấm Thành, được nối liền với thành đài cao 12m, bao quanh một quảng trường. Ngọ Môn là nơi hoàng đế hạ chiếu thư, hạ lệnh xuất chinh. Vào thời nhà Thanh, Ngọ Môn hay được gọi là Đại Thanh Môn. Những người được đi qua cổng này bao gồm hoàng đế, hoàng hậu và 3 trạng nguyên – bảng nhãn – thám hoa có thể tiến cung vào chính điện Ngọ Môn để nhận nghi lễ phong vị. Những người có địa vị thấp hơn phải đi qua Dịch Môn để vào Tử Cấm Thành. Ngoài những thần dân kể trên, không ai được đặt chân qua cửa này, dù là thái tử, quốc vương hay hoàng thân quốc thích cũng không được.
4.2. Thần Vũ Môn
Thần Vũ Môn là cửa bắc của Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1420, vào thời nhà Minh được gọi là Huyền Vũ Môn. Tên gọi Huyền Vũ là bắt nguồn từ một trong tứ thần thú cổ đại, theo phương vị của truyền thuyết Trung Quốc. Thần Vũ môn cao 31m, được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch. Thần Vũ môn là cổng trọng yếu của việc ra vào nội cung như tuyển tú nữ, nghênh đón phi tần vào cung. Thần Vũ môn có 3 lối ra vào chính, lối đi lớn ở giữa dành cho Hoàng đế và Hoàng hậu; phi tần, quan lại, thị vệ, thái giám, công tượng (thợ thủ công) đều ra vào bằng lối đi hai bên.
4.3. Điện Thái Hòa
Sau khi đi qua cửa Ngọ Môn, du khách sẽ đến thăm điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa, thường được gọi là “Kim Loan điện”, được xây dựng vào thời nhà Minh Vĩnh Lạc năm 1562. Kể từ khi xây dựng, điện Thái Hòa đã bị đốt cháy và được xây dựng lại nhiều lần. Ngày nay, khi du khách tham là kiến trúc được xây dựng lại vào năm Khang Hy thứ ba mươi bốn của nhà Thanh.
Điện Thái Hòa là ngôi điện lớn nhất trong Cố Cung, hai bên cửa có con sư tử đồng nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều. Đây là nơi mà cả hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh đều tổ chức các nghi thức long trọng như hoàng đế lên ngôi, hoàng đế đại hôn, sắc lập hoàng hậu, mệnh tướng xuất chinh. Điện Thái Hòa được xem như là một nơi quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh của các vị hoàng đế qua từng thời kỳ.
4.4. Điện Trung Hòa
Điện Trung Hòa nằm phía sau điện Thái Hòa. Đây là nơi hoàng đế nghỉ ngơi và diễn tập nghi thức trước khi đến điện Thái Hòa để tổ chức đại lễ. Hoàng đế trước khi đi điện Thái Hòa sẽ dừng lại ở đây một chút, tiếp nhận nội dung của các đại thần cùng lễ bộ quan viên hành lễ, sau đó tiến vào điện Thái Hòa cử hành nghi thức.
Tham khảo: Khám phá Vạn Lý Trường Thành Bắc Kinh
4.5. Điện Bảo Hòa
Phía sau Điện Trung Hoà là Điện Bảo Hoà, điện này được sử dụng cho các mục đích khác nhau khi các triều đại thay đổi. Vào thời nhà Minh (1368-1644), các buổi lễ được tổ chức tại đây khi hoàng đế ra các chiếu thư công bố như lập một vị hoàng hậu hay thái tử mới. Dưới triều Thanh, các buổi yến tiệc dành cho hoàng thân quốc thích và các vị thượng thư vào các dịp đặc biệt như là lễ tết, lễ hội lồng đèn và ngày thành hôn của các hoàng tử được tổ chức tại đây. Các sĩ tử đậu các cuộc thi sơ khảo cũng sẽ tham gia buổi khảo thí cuối cùng tại điện này.
4.6. Cung Càn Thanh
Được xây dựng vào thời nhà Minh Vĩnh Lạc, kiến trúc của cung Càn Thanh được xây dựng với một mái ngói hoàng lưu ly, với hành lang rộng 5 gian, sâu 1400 gian, diện tích xây dựng 20m2. Xung quanh trái phải có rùa đồng, đồng hạc, nhật đà, gia lượng.
Trong triều đại nhà Minh, đây là nơi ở của hoàng đế, có tất cả 14 vị hoàng đế đều ở trong cung điện này. Tại cung Càn Thanh này đã diễn ra những vụ án nổi tiếng của triều Minh như “Bản án Hồng Hoàn” hay “Dơi cung án”. Dưới thời nhà Minh, cung Càn Thanh còn là nơi để tang của hoàng đế.
Đầu thời Thanh, sau khi lên ngôi, Hoàng đế Ung Chính đã chuyển đến Dưỡng Tâm điện nhỏ hơn ở phía tây để tỏ lòng thành kính với hoàng đế Khang Hy. Cung Càn Thanh sau đó trở thành nơi hoàng đế thiết triều, xét án, tiếp sứ giả và tổ chức yến tiệc. Ở trung tâm của cung điện, trên một tầng cao, là ngai vàng và bàn của hoàng đế, ở phía trên ngai vàng con có một tấm biển với dòng chữ “Chính Đại Quang Minh” với ý nghĩa: “Con người làm việc gì cũng phải đàng hoàng, trung thực, hợp với khuôn phép”. Ở phía sau tấm biển này, thường được hoàng đế để lại một tờ chiếu ghi lại tên người kế vị của mình. Sau khi hoàng đế bằng hà, các quan đại thần sẽ tuân theo tờ chiếu đó mà tuyên bố người kế vị và cử hành nghi lễ đăng quang.
4.7. Cung Khôn Ninh
Được xây dựng từ năm 1420, tức năm Vĩnh Lạc thứ 18 triều Minh, tới nay cung Khôn Ninh đã trải qua 2 triều đại với tồn tại hơn 500 năm. Cùng với cung Càn Thanh, Khôn Ninh là một trong số những cung điện lớn và quan trọng của hoàng cung. Tuy nhiên, nếu như cung Càn Thanh là là biểu trưng cho dương tính, nơi ở dành cho hoàng đế thì cung Khôn Ninh đại diện cho âm tính, nơi ở dành riêng cho các hoàng hậu.
Khôn Ninh cung trong thời Minh là nơi ở chính của hoàng hậu nhưng đến thời nhà Thanh, hoàng hậu chuyển sang Dưỡng Tâm điện cùng hoàng đế. Nơi này chỉ còn để làm lễ động phòng và là điện tế thần.
4.8. Ngự Hoa Viên
Ngự hoa viên nằm trên trục trung tâm của Cố Cung, phía sau cung Khôn Ninh. Thời nhà Minh gọi nơi đây là “Cung hậu uyển”, nhà Thanh gọi là Ngự Hoa Viên. Được xây dựng vào thời nhà Minh vào năm 1417, sau đó đã được xây dựng thêm, vẫn giữ nguyên mô hình cơ bản khi xây dựng ban đầu. Ngự Hoa Viên có diện tích rộng khoảng 11.000m2 . Nơi này cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn bên cạnh sự nguy nga tráng lệ của các cung điện trong Tử Cấm Thành. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều cây cảnh từ khắp nơi gửi về tiến cống cho Hoàng Đế. Đây cũng là nơi thường xuyên được Hoàng Đế, Hoàng Hậu và các Phi Tần đến dạo chơi.
4.9. Điện Dưỡng Tâm
Điện Dưỡng Tâm được xây dựng vào năm Gia Tĩnh đời nhà Minh, nằm ở phía tây của cung Càn Thanh. Trong triều đại nhà Thanh, có tám vị hoàng đế sống ở tại đây. Điện Dưỡng Tâm có chiều dài khoảng 94,8m, rộng khoảng 81,3m về phía Đông và Tây, có diện tích khoảng 7707m2. Nơi này được xây dựng với mục đích để cho các vị hoàng đế nghỉ ngơi, “Dưỡng tâm” có nghĩa là hàm dưỡng tâm tính. Trong 200 năm từ thời Ung Chính đến cuối triều đại nhà Thanh, hoàng đế đã sống và thực hiện các hoạt động hàng ngày ở đây. Chính sảnh có ngai vàng, ngự án, sau ngai vàng có một kệ sách, chứa đựng những kinh nghiệm và bài học của các thế hệ hoàng đế về “trị quốc”, được thiết kế đặc biệt để truyền lại cho hoàng đế mới để đọc. Một số quan chức trước khi được đề bạt, điều động thường được đưa đến đây để hầu mắt hoàng đế, loại nghi thức này gọi là “dẫn kiến”.
4.10. Cung Diên Hi
Du khách khi đi du lịch Bắc Kinh sẽ không còn xa lạ gì khi nghe đến tên cung Diên Hi này. Vì vào năm 2018, khi bộ phim Diên Hi Công Lược và Hậu cung Như Ý Truyện được phát sóng, mọi người ở khắp nơi khi đến tham quan Tử Cấm Thành đều rất tò mò Diên Hi cung là một nơi như thế nào. Vì thế mà cung Diên Hi là một trong những cung có sự chú ý nhất của khách du lịch khi đi đến đây. Cung Diên Hi được xây dựng vào thời nhà Minh vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), ban đầu gọi là cung Trường Thọ, sau đổi thành cung Diên Kì, nhà Thanh sau đó đổi tên thành cung Diên Hi. Trong cả hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cung Diên Hi là nơi ở của các phi tần. Cung Diên Hi ngoài thực tế khác xa với các bộ phim, tẩm cung này vốn là nơi ở của những vị phi tần không được sủng ái, ngày ngày cửa đóng then cài. Vì thế cung điện này được cho là vô cùng phức tạp, không cát tường. Hầu hết chủ nhân của cung Diên Hi đều không đắc sủng và có kết cục chẳng mấy tốt đẹp.
5. Thông tin du lịch khi đi Tử Cấm Thành
5.1. Thời điểm thích hợp để du lịch Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh, là một điểm đến du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới. Với khí hậu gió mùa lục địa ôn đới ấm áp, khu vực này trải qua bốn mùa rõ rệt trong năm.
Với khí hậu và thời tiết tại Bắc Kinh, mùa du lịch tốt nhất để thăm Tử Cấm Thành là cuối tháng 8 đến đầu tháng 11 và cuối tháng 4 đến cuối tháng 6. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ ở Bắc Kinh thường ở mức dễ chịu, khoảng từ 15 đến 25°C, với lượng mưa ít hơn so với mùa hè. Thời tiết ấm áp và mát mẻ tạo điều kiện lý tưởng cho du khách khám phá Tử Cấm Thành mà không lo bị ảnh hưởng bởi những điều kiện thời tiết không tốt.
Dù bạn muốn thăm Tử Cấm Thành vào mùa nào, hãy chuẩn bị trang phục phù hợp và đặt lịch trình một cách thông minh để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của ngôi thành cấm này. Đừng quên mang theo áo mưa hoặc áo khoác ấm vào mùa đông, và nắm vững dự báo thời tiết để có một trải nghiệm du lịch tuyệt vời tại Tử Cấm Thành nhé!
5.2. Giá vé tham quan Tử Cấm Thành:
Giá vé Vào Cửa Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Vé chưa bao gồm vé vào các bảo tàng)
- 60 NDT (khoảng 200.000VNĐ) vào mùa cao điểm
- 40 NDT (khoảng 130.000 VNĐ) cho mùa thấp điểm
- Vé tham quan bảo tàng kho báu: 10 NDT (khoảng 33.000 VNĐ)
- Vé tham quan bảo tàng đồng hồ: 10 NDT (khoảng 33.000 VNĐ)
5.3. Thời gian tham quan:
- Từ tháng 4 đến tháng 10 mở cửa từ 8:30 đến 17:00
- Từ tháng 10 đến tháng 3 mở cửa từ 8:30 đến 16:30
Tử Cấm Thành sẽ không mở cửa tham quan vào thứ 2 hàng tuần, trừ các ngày lễ ở Trung Quốc và các kì nghỉ hè hàng năm.
5.4. Những lưu ý khi du lịch Tử Cấm Thành:
- Khi đi du lịch Tử Cấm Thành bạn nên dành ít nhất từ 3 – 4 tiếng để tham quan vì không gian bên trong rất rộng lớn. Địa điểm đầu tiên quý khách nên tham quan là các khu vực nội cung, tiếp đến là thăm quan từ 2 – 3 cung ở khu vực hậu cung và ngự hoa viên.
- Thời gian phù hợp nhất để đi Tử Cấm Thành là vào buổi sáng khi vừa mới mở cửa xong ( vì Tử Cấm Thành rất đông khách du lịch).
- Điều lưu ý đặc biệt khi du khách đi du lịch Bắc Kinh cần luôn phải mang theo hộ chiếu khi tham quan Tử Cấm Thành, vì khi vào Tử Cấm Thành bạn sẽ bị kiểm tra rất nghiêm ngặt.
- Bạn nên tìm cho mình một công ty du lịch hoặc hướng dẫn viên địa phương để hỗ trợ bạn trong việc giao tiếp cũng như được biết được lộ trình tham quan Tử Cấm Thành này.
Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia tour du lịch Bắc Kinh – Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu để tận hưởng hành trình khám phá lịch sử và văn hóa tại Tử Cấm Thành, nơi sẽ mang đến cho bạn những kỷ niệm đáng nhớ.