Nếu bạn chưa có kinh nghiệm du lịch Bhutan nhưng muốn hiểu sâu hơn về đất nước hạnh phúc này thì hãy tiếp tục đọc thông tin dưới đây. Dường như không có di sản thế giới nào ở Bhutan, nhưng hệ sinh thái nguyên bản, môi trường và bầu không khí xã hội giản dị sẽ khiến bạn muốn ghé thăm nơi này.
Không phải ai cũng có duyên đến Bhutan nhưng nếu đã đến rồi, bạn chắc chắn sẽ phải lòng mảnh đất mang nhiều khác biệt này. Đây sẽ là một bài viết chọn lọc những kinh nghiệm du lịch Bhutan hữu ích nhất. Tourhot24h.vn mời bạn cùng theo dõi nhé!
1. Bhutan ở đâu? Đôi nét về Bhutan
Bhutan là một vương quốc nhỏ nằm ẩn mình giữa dãy núi Himalaya kỳ bí. Đây cũng là một điểm du lịch đầy mê hoặc đối với những ai tìm kiếm sự thanh bình và yêu vẻ đẹp thiên nhiên. Với diện tích khoảng 38,394 km², Bhutan không chỉ nổi tiếng với phong cảnh núi non hùng vĩ mà còn với văn hóa độc đáo và di sản Phật giáo lâu đời. Thủ đô Thimphu, thị trấn Paro hay thị trấn Punakha là những nơi du khách nhất định phải đến bởi sự giao thoa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại ở Bhutan.
Một điều mà chỉ duy nhất Bhutan mới có là triết lý hạnh phúc quốc gia, được biết đến với tên gọi “Tổng hạnh phúc quốc dân” (Gross National Happiness – GNH). Khác với các quốc gia khác chú trọng vào sự phát triển kinh tế, Bhutan đặt hạnh phúc và phúc lợi của người dân lên hàng đầu. Chính phủ Bhutan đo lường thành công quốc gia không chỉ qua GDP mà còn qua các yếu tố như môi trường, giáo dục, y tế và văn hóa.
Một trong những kinh nghiệm du lịch Bhutan hữu ích nhất là tìm hiểu những thông tin về quốc gia này. Đến với Bhutan, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ với các khu rừng rậm rạp, các tu viện cổ kính linh thiêng và những lễ hội truyền thống sôi động đầy màu sắc. Bhutan cũng được biết đến với nền ẩm thực khác biệt và những con người luôn mở rộng vòng tay để chào đón du khách.
2. Chính sách hạn chế du lịch của Bhutan
Nghe có vẻ ngạc nhiên và đây cũng là kinh nghiệm du lịch Bhutan quan trọng cho bạn. Nhằm bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương, Bhutan đã đưa ra những chính sách về việc hạn chế du lịch. Chính sách này được gọi là “du lịch giá trị cao, tác động thấp” (high value, low impact tourism). Thay vì hướng đến số lượng du khách, Bhutan tập trung vào chất lượng của trải nghiệm du lịch và những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho đất nước.
Một trong những yếu tố quan trọng của chính sách này là mức phí hàng ngày tối thiểu bắt buộc đối với du khách nước ngoài. Phí thường dao động từ 200 – 250 USD/ngày, tùy vào mùa du lịch. Mức phí này bao gồm hầu hết các chi phí cơ bản như chỗ ở, ăn uống, hướng dẫn viên du lịch và phí vào cửa các điểm tham quan. Chính sách này không chỉ giúp kiểm soát số lượng du khách mà còn đảm bảo rằng mỗi khách đến Bhutan đều đóng góp tích cực vào nền kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước.
Bên cạnh đó, du khách chỉ có thể đến Bhutan thông qua các công ty du lịch được cấp phép và phải có hướng dẫn viên đi kèm trong suốt hành trình. Điều này giúp bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên khỏi sự xâm phạm cũng như ô nhiễm. Đồng thời, quy định này giúp du khách có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa và lối sống địa phương.
3. Thời tiết Bhutan – Thời gian tốt nhất để du lịch Bhutan
Bhutan nằm giữa những dãy núi hùng vĩ có độ cao biến đổi từ 180m – 4000m so với mực nước biển. Nơi đây cũng có những thung lũng băng giá và những khu rừng nhiệt đới rộng lớn. Tất cả tạo nên một khí hậu vô cùng phong phú, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm.
Bhutan có điều kiện thời tiết khá ổn định quanh năm với mùa hè dễ chịu và mùa đông không quá khắc nghiệt. Sự biến đổi của lượng mưa cũng chịu ảnh hưởng lớn từ địa hình, khi mà khu vực phía Bắc chỉ ghi nhận mức mưa trung bình khoảng 40mm mỗi năm, chủ yếu dưới dạng tuyết. Ở Bhutan, mùa xuân tươi mới, mùa hè ấm áp, mùa thu mát mẻ và mùa đông tuyết rơi nhiều.
Theo kinh nghiệm du lịch Bhutan chia sẻ, tháng 9 – 11 là thích hợp nhất cho các hoạt động du lịch, khi tiết trời trong lành mát mẻ và nhiều loài hoa nở rộ. Bên cạnh đó, tháng 8 âm lịch hàng năm còn có lễ hội Thimphu Tshechu. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhất của Bhutan, thu hút hàng nghìn du khách và người dân địa phương tham gia.
Tham khảo “Điểm danh lý do nên du lịch Bhutan“
4. Thủ tục visa Bhutan – Đi Bhutan có khó không?
Phần kinh nghiệm du lịch Bhutan tiếp theo là cách xin visa. Du khách từ hầu hết các nước đều cần có visa để nhập cảnh Bhutan, ngoại trừ công dân của Ấn Độ, Bangladesh và Maldives. Để xin visa Bhutan, bạn phải đăng ký thông qua một công ty du lịch được cấp phép bởi chính phủ Bhutan. Điều này là hoàn toàn bắt buộc vì Bhutan áp dụng chính sách “High Value, Low Impact Tourism” như đã diễn giải ở trên.
Để nộp đơn xin visa, bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Bản scan hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.
- Bảo hiểm du lịch có giá trị trong suốt thời gian lưu trú.
- Thông tin về lịch trình du lịch của bạn.
Đơn xin visa sẽ được xử lý trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nộp đầy đủ tài liệu và thanh toán các khoản phí. Quá trình xin visa sẽ được thực hiện trực tuyến thông qua công ty du lịch mà bạn đăng ký. Sau khi đơn xin visa được thông qua, bạn sẽ nhận được một thư chấp nhận visa qua email. Đến Bhutan, bạn cần in thư này và trình bày khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Paro. Khi đó, visa của bạn sẽ được cấp ngay tại quầy nhập cảnh ở Bhutan. Quan trọng là bạn chọn đúng công ty du lịch uy tín thì mọi giấy tờ thủ tục và quá trình xin visa sẽ được hỗ trợ để đơn giản hóa nhất có thể.
5. Di chuyển đến Bhutan như thế nào?
Tiếp tục kinh nghiệm du lịch Bhutan, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương tiện đi đến Bhutan và di chuyển ở Bhutan.
5.1. Di chuyển từ Hồ Chí Minh đến Bhutan
Việc di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Bhutan chủ yếu được lựa chọn là đường hàng không. Trước đây, bạn chỉ có thể tìm thấy hãng hàng không quốc gia của Bhutan là Druk Air hoặc Bhutan Airlines khai thác chuyến bay đến đây. Tuy nhiên, chuyến bay thẳng từ Hồ Chí Minh đến Paro – sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan, thì chưa có. Du khách thường phải quá cảnh tại một trong các điểm như: Bangkok (Thái Lan), Kathmandu (Nepal), hoặc New Delhi (Ấn Độ) trước khi tiếp tục hành trình đến Bhutan.
Hiện tại, chuyến bay charter từ TP. Hồ Chí Minh thẳng đến sân bay Paro đã được triển khai. Đây là tin vui cho những ai du lịch Bhutan muốn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu phiền toái khi phải quá cảnh nhiều nơi. Nếu muốn đi tour Bhutan bay thẳng từ HCM, bạn hãy liên hệ ngay với Tourhot24h.vn để được tư vấn cụ thể và nhận ưu đãi hấp dẫn nhé!
5.2. Di chuyển ở Bhutan
Theo kinh nghiệm du lịch Bhutan từ HDV cung cấp, việc di chuyển ở Bhutan chủ yếu dựa vào hệ thống đường bộ. Xe buýt và taxi là phương tiện giao thông công cộng phổ biến, trong đó taxi chung hoạt động trên các tuyến cố định, giúp di chuyển tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Du khách cũng có thể thuê xe với tài xế bản địa, những người thông thạo đường xá và văn hóa địa phương, để có trải nghiệm tốt hơn.
Tại các vùng xa xôi và địa hình khó khăn, việc đi bộ hoặc sử dụng xe thồ vẫn rất phổ biến. Những phương thức này không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn giúp tiếp cận những khu vực mà phương tiện cơ giới khó tiếp cận. Đây là một phần của trải nghiệm khám phá Bhutan đích thực, đưa du khách vào sâu trong các vùng đất còn nguyên sơ.
Bhutan đặc biệt cam kết bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp hạn chế số lượng phương tiện giao thông và khuyến khích việc đi bộ cũng như đạp xe. Chính phủ luôn tích cực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa bằng cách giới hạn sự phát triển giao thông. Điều này đảm bảo rằng mọi chuyến đi đều tôn trọng và gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên của đất nước.
6. Điểm tham quan nổi tiếng ở Bhutan
Với kinh nghiệm du lịch Bhutan được biết, du khách ở đây chủ yếu khám phá các tu viện linh thiêng và những cung điện với kiến trúc độc đáo. Bạn hãy thử dành thời gian sống chậm lại và cảm nhận cái đẹp, cái hay trong từng điểm đến ở Bhutan nhé!
6.1. Tu viện Paro Taktsang
Đứng đầu danh sách cũng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất hành trình tour Bhutan bay thẳng từ HCM – tu viện Paro Taktsang. Đây là một kiệt tác kiến trúc nằm vắt vẻo trên vách đá cao chót vót gần 3000m so với mực nước biển. Tu viện này với lịch sử hàng trăm năm, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và sự cổ kính của mình. Đây không chỉ là điểm đến tâm linh đầy linh thiêng của người Bhutan mà còn là điểm đến mơ ước của những người đam mê leo núi.
Hành trình lên tu viện mất khoảng 3 giờ đi bộ, với 850 bậc thang, đòi hỏi sự kiên nhẫn và dũng cảm khi vượt qua những đoạn đường gập ghềnh. Nhưng sự vất vả ấy sẽ được đền đáp xứng đáng khi bạn dừng chân tại các trạm nghỉ, nơi mở ra khung cảnh ngoạn mục của rừng núi bạt ngàn, những vách đá dựng đứng, dòng thác hùng vĩ đổ xuống từ trên cao và lá phướn bay lượn trên nền trời xanh thẳm.
6.2. Pháo đài Punakha Dzong
Tọa lạc tại Punakha Bhutan, pháo đài Punakha Dzong đóng vai trò là điểm nhấn hành chính cho quận. Được Ngawang Namgyal, người đặt nền móng cho quốc gia Bhutan, xây dựng vào khoảng 1637 – 1638. Pháo đài này ban đầu mang tên Puntang Dechen Phodrang Dzong, là pháo đài cổ thứ 2 và cũng là pháo đài lớn thứ 2 quốc gia.
Trải qua 2 cuộc tấn công của người Tây Tạng vào các năm 1639 và 1644, Punakha Dzong đã chứng kiến sự đấu tranh kiên cường và thành công của người dân Bhutan. Đánh dấu những chiến thắng này, pháo đài là địa điểm tổ chức lễ hội đón năm mới. Người dân cũng cho xây dựng ngôi đền Yu Gyal Gonkhang Chen Mo, hay còn gọi là ngôi đền vĩ đại của “Chúa bảo hộ chiến thắng”, nơi lưu giữ hình ảnh của quân đội trong những trận chiến oai hùng.
6.3. Bảo tàng quốc gia Bhutan
Ta Dzong từng là một tháp canh hùng vĩ, hiện nay là bảo tàng quốc gia Bhutan, đứng sừng sững trên lâu đài Paro Rinpung Dzong ở thị trấn Paro. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1649 bởi Tenzin Drugdra bởi người thống đốc đầu tiên của Paro, vốn là quân cảnh bảo vệ bảo tàng khỏi các cuộc xâm lược liên miên từ Tây Tạng và Ấn Độ.
Vào năm 1968, dưới quyền lãnh đạo của vua Jigme Dorji Wangchuck, người đã thực hiện việc chuyển đổi nơi đây thành bảo tàng quốc gia Bhutan, nơi này đã trải qua một cuộc cải tạo lớn. Mặc dù gặp phải thiệt hại nặng nề từ trận động đất năm 2011 nhưng bảo tàng đã được phục hồi và tái mở cửa vào năm 2016. Từ đó, nơi đây nhanh chóng trở thành điểm thu hút du khách quốc tế và địa phương, những người đam mê khám phá di sản lịch sử phong phú của Bhutan.
6.4. Tượng phật Buddha Dordenma
Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được biết đến với tên gọi Buddha Dordenma, là một kiệt tác được chế tác từ vàng và đồng cao khoảng 51,5m. Đây cũng là bức tượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á được xây dựng để đánh dấu sự kiện trọng đại mừng 60 năm ngai vàng của vua Jigme Singye Wangchuck (vị vua thứ 4 của Bhutan).
Tượng Phật Buddha Dordenma ngồi uy nghi trên đỉnh đồi của công viên Kuensel Phodrang, hướng nhìn về cửa ngõ phía nam của Thimphu. Được cho là hiện thân của một lời tiên tri từ thế kỷ thứ 8 do Terton Pema Lingpa khám phá, bức tượng này được tin là tỏa sáng ánh hào quang mang lại bình an và hạnh phúc cho toàn nhân loại.
6.5. Đèo Dochula
Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên dãy Himalaya, đèo Dochula là một điểm ngắm cảnh hùng vĩ thuộc vương quốc Bhutan. Với độ cao ấn tượng 3100 m so với mực nước biển, con đèo này không chỉ là điểm thu hút khách du lịch mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng những thung lũng bao la và đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng đầy thơ mộng.
Đèo Dochula còn là nơi đặt tượng niệm được xây dựng dưới sự bảo trợ của hoàng hậu Ashi Dorji Wangmo Wangchuk. Mục đích xây dựng tượng niệm để ghi nhớ các chiến công lịch sử trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy tại Assam, Ấn Độ vào tháng 12/2003. Với kiến trúc độc đáo và đậm chất tâm linh, đèo Dochula không chỉ là một biểu tượng của lòng dũng cảm và sự hy sinh mà còn là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá Bhutan của bất kỳ du khách nào.
6.7. Núi Jomolhari
Núi Jomolhari là một ngọn núi hùng vĩ thuộc dãy Himalaya, nằm giữa biên giới của Tây Tạng và quận Paro. Đỉnh núi này có độ cao ấn tượng khoảng 5000m, đứng thứ 2 trong số các đỉnh núi cao nhất Bhutan. Núi Jomolhari đã chứng kiến chỉ 6 lần chinh phục thành công do những thách thức kỹ thuật, gió mạnh và khó khăn trong việc tiếp cận.
Đến năm 1996, Bhutan vẫn chưa cho phép các hoạt động leo núi trong khi phía Tây Tạng, việc xin giấy phép leo núi gặp trở ngại do sự hiện diện quân sự của Trung Quốc. Vì vậy, người dân hoặc du khách thường chọn đi bộ và cắm trại ở Jomolhari. Nơi đây cũng được gọi là “vùng đất của tàn tích”, nơi chiêm ngưỡng và ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ của núi Jomolhari.
6.8. Thung lũng Phobjikha
Thung lũng Phobjikha, còn được biết đến với tên gọi Gangtey, là một trong những thung lũng sông băng (glacial) hiếm hoi tại Bhutan. Nằm trên sườn phía tây của dãy núi Đen thuộc Wangdue Phodrang, thung lũng này có hình dạng như chiếc bát úp, mở ra một quang cảnh hùng vĩ với những cánh đồng xanh rộng lớn. Đây là nơi trú ẩn của loài sếu cổ đen, một loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, chúng di cư đến đây vào mùa đông.
Thung lũng này giáp với vườn quốc gia Jigme Singye Wangchuck và nằm ở độ cao 3000m so với mực nước biển, khí hậu vô cùng mát mẻ. Phobjikha vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, thung lũng này mới chỉ bắt đầu sử dụng điện trong vài năm gần đây. Bên cạnh những chuyến tham quan văn hóa đến các Lhakhang và Goemba, thung lũng Phobjikha còn có nhiều lộ trình đi bộ đường dài và leo núi để bạn dễ dàng thưởng thức khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Có một số làng mà du khách có thể ghé thăm để khám phá cuộc sống nông thôn. Bạn cũng có cơ hội mua những tấm thảm dệt tay sắc sảo từ nhà máy danh tiếng ở Gangtey hoặc các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các cửa hàng địa phương.
6.9. Tu viện Rinpung Dzong
Nằm ẩn mình giữa quận Paro của Bhutan, tu viện Rinpung Dzong là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo nổi tiếng với quy mô lớn và vị trí đắc địa. Không chỉ là một tu viện cổ kính, đây còn là một pháo đài hùng vĩ với tầm nhìn hướng ra thung lũng Paro. Du khách từ đây có thể hướng ra cảnh quan đẹp như tranh của dòng sông Paro Chu thơ mộng. Được coi là một trong những di sản văn hóa quan trọng, Rinpung Dzong đang trên con đường được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nếu muốn đến tu viện Rinpung Dzong, bạn phải đi qua một con đường lát đá dốc nhẹ và một cây cầu gỗ lợp mái ngói, tái hiện lại cây cầu cũ đã bị phá hủy trong trận lụt năm 1969. Rinpung Dzong không chỉ là một điểm than quan nổi tiếng của Bhutan mà còn là hình ảnh biểu tượng trên tờ tiền 10 Ngultrum mới và tờ 5 Ngultrum cũ. Điều này khẳng định giá trị văn hóa và lịch sử của tu viện đối với đất nước.
7. Lưu trú ở đâu khi du lịch Bhutan?
Kinh nghiệm du lịch Bhutan tiếp theo sẽ cung cấp đến bạn những nơi dừng chân nghỉ đêm từ bình dân đến cao cấp khi ở Bhutan.
7.1. Park Hotel Bhutan
Nằm dưới chân dãy núi Himalaya, Park Hotel Bhutan là một khách sạn bình dân chuẩn 3 sao địa phương. Với đầy đủ tiện nghi cơ bản, bạn có thể chọn khách sạn này với mức giá bình dân nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
Ở Park Hotel Bhutan, phòng ốc sáng sủa và thoáng mát với nội thất đơn giản. Mỗi phòng đều trang bị tivi màn hình phẳng và wifi miễn phí. Bên cạnh đó, khách sạn có thêm tiện nghi như: quán bar ấm cúng, nhà hàng thoáng mát và phòng tập thể hình với cửa sổ chạm trần nhìn ra núi.
Khách sạn này cũng nằm giữa khu vực các quán ăn bình dân. Vị trí cách sở thú cá sấu 13 phút đi bộ và cách nhà ga Hashirama ở Ấn Độ 18 km.
- Địa chỉ: V96M+Q5P, Tharpai Lam, Phuentsholing, Bhutan.
- Giá phòng trung bình: 770.000Đ.
7.2. Silver Cloud Hotel
Được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ của dãy Himalaya và dòng sông chảy êm đềm, Silver Cloud Hotel là khách sạn 3 sao với thiết kế tuyệt đẹp và góc nhìn cực xịn. Tất cả các phòng đều được chú trọng thiết kế duyên dáng với nhiều tiện nghi hiện đại. Tiện ích khách sạn còn có thêm: quán cà phê, spa, quầy bar ấm cúng và nhà hàng phục vụ tận tâm. Theo kinh nghiệm du lịch Bhutan, khách sạn này phù hợp với những khách hàng ưa thích sự yên tĩnh.
Vị trí của Silver Cloud Hotel nằm cách thị trấn Paro khoảng 7 km, trên đường cao tốc Drukgyel. Khách sạn thuận tiện để khám phá di sản văn hóa phong phú của Bhutan như: Taktsang hay Drukgyel Dzong ở phía bắc và tu viện Kyichu ở phía nam. Khách sạn này chỉ cách 20 phút lái xe đến sân bay Paro – sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan.
- Địa chỉ: Lamdong, satsam chorten, 12001, Bhutan.
- Giá phòng trung bình: 1.120.000Đ.
7.3. Gangtey Lodge Bhutan
Nằm trên khu bảo tồn thiên nhiên nguyên sơ của thung lũng Phobjikha, Gangtey Lodge Bhutan mang đến cho du khách góc view cực xịn nhìn ra khung cảnh những ngôi nhà trang trại truyền thống và những ngọn núi rừng thông xanh Himalaya rậm rạp.
Đây là một nơi lưu trú khi du lịch Bhutan tiện nghi, cao cấp và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của du khách. Các phòng được thiết kế bắt mắt, đảm bảo sạch sẽ, dịch vụ 24/24, view siêu đẹp,…Từng góc khách sạn đều thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp, nơi đây có phục vụ nhà hàng, quán cà phê, quán bar, phòng tập thể hình, spa thư giãn,…
- Địa chỉ: Just below the Monastry, Gangtey (Phobjikha) Valley, Bhutan.
- Giá phòng trung bình: 2.500.000Đ.
7.4. Hotel Khamsum
Hotel Khamsum cũng là một khách sạn 3 sao nằm ở Paro. Các tiện nghi tại khách sạn bao gồm nhà hàng, dịch vụ phòng, lễ tân 24/24 và wifi miễn phí. Khách sạn còn có dịch vụ để hành lý và thu đổi ngoại tệ cho khách.
Tất cả các phòng đều được trang bị TV, một số phòng tại khách sạn này có ban công. Sân bay gần nhất là sân bay Paro, cách Hotel Khamsum 3km.
- Địa chỉ: Opposite to Karma workshop, Paro town Paro, 12001, Bhutan.
- Giá phòng trung bình: 850.000Đ.
7.5. Hotel Norbuling
Nằm trong một tòa nhà sang trọng nhìn ra núi, Hotel Norbuling cách các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng ăn uống khoảng 4 phút đi bộ; cách bến xe buýt Thimphu 6 phút và cách tu viện Phật giáo, pháo đài Tashichhodzong 3km.
Các phòng tại khách sạn bày trí ấm cúng, trang bị wifi miễn phí, TV màn hình phẳng, tủ lạnh nhỏ, không gian ngồi thư giãn và dụng cụ pha trà hoặc cà phê. Khách sạn cũng có nhà hàng và cung cấp theo dịch vụ spa thư giãn cho du khách sau một ngày tham quan mệt mỏi.
- Địa chỉ: Bldg’ No 5, Chang lam street, Thimphu 11001, Bhutan.
- Giá phòng trung bình: 720.000Đ.
8. Ăn gì khi du lịch Bhutan?
Ẩm thực là một phần không thể thiếu khi khám phá những vùng đất mới. Kinh nghiệm du lịch Bhutan tiếp theo sẽ giới thiệu đến bạn những món ăn đặc trưng của quốc gia này.
8.1. Trà bơ Bhutan – Suja
Trà Suja là một thức uống độc đáo của Bhutan. Đó là sự pha trộn tinh tế giữa lá trà, bơ và muối. Khi thưởng thức lần đầu, người uống có thể không nhận biết rõ ràng từng hương vị, thậm chí cảm giác như đang thưởng thức bơ lỏng. Tuy nhiên theo thời gian, hương vị của trà sẽ dần đậm đà, hòa quyện giữa vị béo của bơ và vị mặn nhẹ của muối, tạo nên một trải nghiệm khó quên.
Trà Suja thường được xem là thức uống lý tưởng để sưởi ấm trong tháng 12 giá rét của Bhutan. Đôi khi, người Bhutan thích kết hợp trà Suja với cơm rang, rắc cơm lên trà để thêm phần giòn giã và đậm đà khi thưởng thức.
8.2. Bánh hấp momos
Momos là một dạng bánh bao đặc trưng được yêu thích rộng rãi tại các quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Bhutan và khắp khu vực Himalaya. Bánh này có nhiều điểm tương đồng với các loại bánh bao khác trên thế giới và có nguồn gốc dường như từ Trung Quốc. Tại Bhutan, momos là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của mọi nhà hàng và quầy ăn vỉa hè.
Thưởng thức bánh momos nóng hổi với nhân thịt, phô mai, rau củ, hoặc chấm cùng ezay -loại sốt ớt đặc trưng của Bhutan, là một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Momos cũng có thể được biến tấu bằng cách chiên giòn sau khi hấp, tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn. Với kinh nghiệm du lịch Bhutan thường xuyên, chúng tôi khuyên bạn hãy thử món ăn đặc trưng này.
8.3. Bánh kiều mạch Khur-le
Bánh kiều mạch Khur-le là một nét đặc trưng của ẩm thực Bhutan, được tạo nên từ bột kiều mạch. Với nguyên liệu chính xuất xứ từ Ấn Độ, bánh kiều mạch thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn như một món phụ quen thuộc.
Người dân Bhutan thường chọn bánh kiều mạch Khur-le cho các bữa sáng hay những bữa ăn vội. Với hình dáng có phần tương đồng với bánh kếp phổ biến ở phương Tây, chiếc bánh Khur-le làm từ bột kiều mạch mang đến một hương vị độc đáo, kết nối truyền thống ẩm thực Bhutan với những ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ.
8.4. Ema Datshi
Khi khám phá nền ẩm thực độc đáo của Bhutan, du khách không thể không thử Ema Datshi, món ăn được mệnh danh là “nữ hoàng” của các hương vị truyền thống. Một bát Ema Datshi nổi bật với sắc đỏ hoặc xanh của ớt chuông, luôn góp mặt trong mọi bữa ăn ở Bhutan. Món ăn là sự hòa quyện cùng vị béo ngậy của phô mai Bhutan và vị bơ thơm lừng.
Điều đặc biệt là mỗi nhà hàng, mỗi đầu bếp lại có bí quyết riêng biệt, tạo nên những bát Ema Datshi độc nhất vô nhị, không thể lẫn vào đâu được.
8.5. Shamu Datshi
Trong một miền đất trù phú với nguồn cung cấp dồi dào các sản phẩm như phô mai, ớt và nấm,…người dân Bhutan luôn biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có này để tạo nên những món ngon hấp dẫn. Một trong những món ăn tiêu biểu phải kể đến là Shamu Datshi, một món ăn truyền thống với hai thành phần chủ đạo là nấm và phô mai.
Tại Bhutan, bạn có thể tìm thấy hơn 300 loại nấm khác nhau. Sự phong phú và đa dạng này đã góp phần tạo nên những biến tấu độc đáo cho mỗi phiên bản của món Shamu Datshi. Điều này giúp mang lại những trải nghiệm hương vị đặc sắc và không lẫn vào đâu được.
8.6. Soup Jaju
Jaju là một món súp truyền thống của Bhutan, được làm từ sữa và các loại rau như rau bina hoặc lá củ cải. Món ăn này cũng tương tự như sashimi của Nhật Bản, vốn là một món khai vị phổ biến. Tại các nhà hàng ở Bhutan, thực khách thường được phục vụ món súp này như một món khai vị trước khi thưởng thức các món chính.
Du khách quốc tế thường sẽ thấy món súp này quen thuộc và dễ dàng hòa nhập vào bữa ăn tại Bhutan. Đây cũng là một món ít kén người ăn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
8.7. Goen Hogay
Goen Hogay là một món salad dưa chuột đặc trưng của Bhutan, lựa chọn hoàn hảo để cân bằng khẩu phần ăn nhiều thịt. Món salad này kết hợp hương vị của dưa chuột giòn giòn với dầu ăn, được phủ một lớp phô mai mềm mại, thêm vào đó là vị cay nồng của ớt, vị thơm của hành và rau mùi tạo nên một món ăn hấp dẫn.
Goen Hogay không chỉ phổ biến trong các bữa ăn gia đình ở Bhutan mà còn được thường xuyên phục vụ tại các khách sạn và nhà hàng, làm nổi bật nét ẩm thực đặc sắc của quốc gia này.
8.8. Jasha Maru
Jasha Maru là món gà hầm đặc trưng của Bhutan, thường được biết đến với tên gọi khác là cà ri gà. Món ăn này không chỉ phổ biến trong cộng đồng người Bhutan mà còn được lòng nhiều thực khách quốc tế.
Điểm nổi bật của của cà ri gà Jasha Maru là lượng gừng dùng trong công thức nấu, mang lại hương vị cay nồng đặc trưng, tạo nên dấu ấn độc đáo cho món ăn này tại Bhutan. Theo kinh nghiệm du lịch Bhutan tổng hợp từ nhiều nguồn, bạn nên thử qua món ăn này một lần nhé!
9. Du lịch Bhutan mua gì làm quà?
Đến với vương quốc hạnh phúc Bhutan, bạn sẽ mua gì về làm quà cho người thân hay bạn bè ở nhà đây?
9.1. Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo được biết đến như một “bảo bối” của nền y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Đối với người dân Việt Nam, loại thảo dược này cũng không còn xa lạ, bởi lẽ những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu và địa hình núi cao của Bhutan, đông trùng hạ thảo ở đây phát triển với những đặc tính nổi bật hơn, làm tăng thêm giá trị.
Đông trùng hạ thảo Bhutan được coi là một trong những sản phẩm đắt đỏ nhất tại quốc gia này do tính hiếm có và giá trị sử dụng cao. Tuy nhiên, việc khai thác loại thảo dược này khá hạn chế và chỉ những côn trùng phát triển tự nhiên ở dãy Himalaya mới có thể tạo ra sản phẩm chất lượng. Theo kinh nghiệm du lịch Bhutan, bạn nên đến những cửa hàng uy tín, tham khảo thêm thông tin từ người địa phương quen biết/hướng dẫn viên để mua đúng hàng chất lượng tốt.
9.2. Thổ cẩm và len dệt
Nghề dệt thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống và nền văn hóa của cộng đồng người Bhutan. Các sản phẩm từ thổ cẩm và len được làm ra từ những sợi len tự nhiên. Mỗi một sản phẩm đều là kết quả của quá trình làm việc cẩn thận, tỉ mỉ bằng đôi bàn tay khéo léo của người dân Bhutan. Đặc biệt, loại vải len Yathra dệt tại huyện Bumthang được biết đến với chất liệu cao cấp và màu sắc phong phú.
Các phiên chợ truyền thống ở Thimphu, Punakha và Paro là nơi bạn có thể tìm mua những tấm vải này. Một bộ Kira dành cho phụ nữ hoặc bộ Gho hay trang phục truyền thống của đàn ông Bhutan. Theo kinh nghiệm du lịch Bhutan, đây sẽ là món quà ý nghĩa để mang một phần Bhutan về nhà.
9.3. Mật ong nguyên chất
Mật ong tự nhiên được coi là quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Loại mật ong ở Bhutan được thu hoạch từ các tổ ong tự nhiên nằm rải rác trên những ngọn núi Himalaya hùng vĩ nên càng quý hiếm.
Để lựa chọn mua mật ong về làm quà, bạn có thể tham khảo 2 loại mật được đánh giá cao ở Bhutan. Đầu tiên là mật ong Bumthang, sản phẩm đã được chính phủ chứng nhận thiên nhiên và an toàn. Loại thứ hai là mật ong đất, mật được đóng gói trong những chai màu đen đặc biệt và có độ đặc cao, màu sắc đậm đà.
9.4. Bột ớt khô Bhutan
Khi khám phá ẩm thực đặc sắc của Bhutan, bạn sẽ nhận ra rằng ớt không chỉ là một loại gia vị, mà còn là linh hồn của từng món ăn nơi đây. Ớt không chỉ thêm hương vị cho món ăn mà còn là biểu tượng của sự phong phú trong văn hóa ẩm thực Bhutan. Mỗi bữa ăn không thể thiếu vị cay nồng của ớt, làm cho món ăn trở nên sống động và đầy đam mê. Những dây ớt rực rỡ được treo phơi khô trước hiên nhà, không chỉ là cảnh tượng quen thuộc mà còn thể hiện sự gắn bó mật thiết của người Bhutan với loại gia vị này.
Đối với những người yêu thích sự cay đậm, việc mang theo bột ớt khô hay những dây ớt tươi về nhà không chỉ làm phong phú thêm góc bếp, mà còn mang lại một chút hương vị Bhutan cho không gian sống của mình. Một chút ớt khô Bhutan, một góc nhỏ của đất nước xinh đẹp này sẽ hiện diện ngay trong căn bếp của bạn, làm cho mỗi bữa ăn trở nên thú vị và đáng nhớ hơn.
9.5. Bơ và phomat Yak tự nhiên
Bơ và phomat từ sữa bò Yak là hai trong số những sản phẩm đặc trưng không thể thiếu trong nền ẩm thực Bhutan. Không chỉ phổ biến ở Bhutan, loại bơ này còn được ưa chuộng tại Tây Tạng. Bơ Yak thường có màu vàng đặc trưng, được bán dưới dạng tươi hoặc khô. Khi khô, bơ được cắt thành những khối vuông nhỏ, sấy khô và xâu thành chuỗi. Trong bữa ăn của người Bhutan, bơ và phomat là hai thành phần không thể thiếu. Bơ Yak không chỉ được sử dụng như một loại dầu ăn mà còn là nguyên liệu chính trong việc chế biến trà bơ truyền thống.
Ngoài ra, bơ còn được dùng làm nến tại các tu viện và đền thờ. Giá của bơ Yak dao động từ 600 – 1000 BTN/kg (tương đương khoảng 194.000 – 325.000 VND). Khi mang bơ Yak về Việt Nam, bạn nên bảo quản chúng trong hộp kín hoặc túi hút chân không để tủ mát để giữ được độ tươi ngon.
9.6. Rượu Zumzin
Rượu Zumzin là sản phẩm được tạo ra từ những quả đào ngon ngọt, chín mọng, kết hợp với nguồn nước khoáng tinh khiết từ dãy núi Himalaya hùng vĩ. Được mệnh danh là thức uống hoàn hảo, rượu Zumzin rất được ưa chuộng để sử dụng làm đồ uống mở đầu cho bữa tiệc, mang lại hương vị tươi mới và kích thích vị giác. Không chỉ có rượu đào Zumzin, Whisky K5 cũng nhận được nhiều lời khen ngợi và đánh giá cao từ giới sành rượu.
Whisky K5 là sự pha trộn độc đáo giữa Malt Scotch Whisky, qua quá trình chưng cất lâu năm từ 8 – 12 năm ở Scotland, và rượu mạnh từ ngũ cốc hữu cơ, được chưng cất từ nguồn nước khoáng thiên nhiên của Himalaya. Được xem là loại rượu mạnh hàng đầu và được ưa chuộng nhất tại Bhutan, Whisky K5 có thể được tìm thấy ở các cửa hàng bán rượu trên khắp Bhutan, với mức giá khoảng 850 BNT cho mỗi chai dung tích 750ml.
9.7. Mứt trái cây Bhutan
Mứt trái cây Bhutan được nhiều du khách yêu thích nhờ chất lượng cao và hương vị thơm ngon. Đặc biệt, các loại mứt có hương vị cam, dâu, đào,… luôn đa dạng cho bạn lựa chọn.
Thương hiệu mứt nổi tiếng của Bhutan là Druk. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại nước ép trái cây và rau củ ngâm giá cả phải chăng, mang lại nhiều sự lựa chọn hấp dẫn khác.
9.8. Sản phẩm từ tinh dầu sả
Ngoài những sản phẩm đã trở thành biểu tượng như rượu và vải thổ cẩm, bộ sưu tập tinh dầu sả của Bhutan cũng đang trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo để mang về làm quà. Những món quà đặc biệt này có thể được tìm thấy tại các tiệm mỹ phẩm ở Bhutan, bao gồm tinh dầu sả và chai xịt hương sả 100% hữu cơ được sản xuất ngay tại đất nước này.
Tinh dầu sả với khả năng xua đuổi côn trùng và làm sạch không khí, đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu. Khi dùng, tinh dầu cần được pha loãng theo tỷ lệ 5ml cho mỗi 10 lít nước và có thể sử dụng máy phun sương để tạo ra sự phân tán đều. Chai xịt hương sả, chứa tinh dầu sả hữu cơ, cồn và các loại tinh dầu khác, có thể được dùng như một loại nước hoa tự nhiên. Sản phẩm không chỉ giúp xua đuổi côn trùng mà còn có tác dụng làm mới không gian sống của bạn.
9.9. Xà bông hữu cơ
Đa số sản phẩm xà phòng ở Bhutan là hữu cơ, được làm từ nguyên liệu tự nhiên, rất lành tính cho làn da. Các bánh xà phòng này được gói gọn trong giấy gói deshog truyền thống, cắt và đóng gói hoàn toàn bằng tay. Thông thường, xà phòng Bhutan chứa các thành phần chính như: hạt mù tạt, sáp ong, cỏ sả và cây ngải đắng,…
Trong vài trường hợp, chúng còn được bổ sung thêm tinh chất nghệ và gừng để kháng khuẩn. Sản phẩm giúp nuôi dưỡng da, tạo hương thơm dễ chịu và thư giãn cơ thể hiệu quả.
9.10. Gạo đỏ dinh dưỡng Bhutan
Bhutan đặc biệt coi trọng việc canh tác gạo và loại gạo phổ biến nhất trong các bữa ăn của người Bhutan chính là gạo đỏ. Loại gạo này có nguồn gốc từ giống gạo đỏ của Nhật Bản. Đặc điểm nổi bật của gạo đỏ Bhutan là đã được xay xát một phần, do đó vẫn giữ lại lớp cám đỏ bên ngoài, giúp cho việc nấu nhanh hơn so với gạo lứt. Khi nấu chín, gạo sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, có độ mềm và dính nhất định.
Gạo đỏ Bhutan được đánh giá cao vì chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, mangan, molipden, photpho, và không chứa gluten, rất thích hợp cho những người theo chế độ ăn chay. Tại Bhutan, người ta thường dùng gạo đỏ kết hợp với các món ăn mặn, hoặc biến tấu thành các món như cơm chiên gạo đỏ kèm thịt gà, nấm, hoặc ớt. Ngoài ra, gạo đỏ còn là sản phẩm xuất khẩu chính của Bhutan.
10. Lưu ý khi du lịch Bhutan
Kinh nghiệm du lịch Bhutan hữu ích cuối cùng là những lưu ý quan trọng khi ghé thăm vương quốc hạnh phúc này!
- Người dân ở Bhutan đều theo đạo, không giết hại động vật nên hầu hết thịt ở Bhutan đều nhập khẩu. Khi ăn ở Bhutan, bạn hiếm khi được ăn thịt tươi mà đa phần là thịt sấy khô và thịt xông khói.
- Rau củ và trái cây ở Bhutan hầu hết là sản phẩm hữu cơ được trồng tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe.
- Dịch vụ 3G hiện phủ sóng hầu hết các khu vực ở Bhutan. 4G có sẵn ở các thành phố lớn như Paro, Tinbu, Punakha và những nơi khác. Tín hiệu kém ở khu vực miền núi.
- Giao diện nguồn ở Bhutan là giao diện 230V và phích cắm chủ yếu là lỗ tròn. Du khách nên mua phích cắm chuyển đổi trước khi vào Bhutan hoặc tự mua sau khi đến Bhutan.
- Chỉ có cửa hàng ở một số thành phố lớn chấp nhận thanh toán thẻ nên tốt nhất theo kinh nghiệm du lịch Bhutan, bạn hãy luôn chuẩn bị tiền mặt.
- Có nhiều khu vực bên trong một số đền chùa không cho phép chụp ảnh, bạn hãy hỏi kỹ hướng dẫn viên hoặc người dân Bhutan trước khi muốn chụp nhé!
- Trang phục khi đến thăm các ngôi đền/chùa phải kín đáo.
- Thuốc lá bị cấm trên toàn Bhutan. Nếu bị bắt, bạn sẽ phải nộp phạt gấp ba lần giá thuốc lá.
- Ngôn ngữ chính thức của Bhutan là tiếng Dzongkha nhưng người dân Bhutan đều học tiếng Anh ở trường nên hiếm khi gặp phải tình huống không thể giao tiếp.
- Do độ cao khô hanh nên không khí ở Bhutan lạnh và nhiều gió, hãy chuẩn bị kem chống nắng và dưỡng ẩm để bảo vệ da.
Qua những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Bhutan kể trên, Tourhot24h.vn hy vọng bạn có được những thông tin thật sự hữu ích. Nếu muốn tham gia hành trình tour Bhutan 4 ngày 3 đêm cùng chúng tôi, hãy liên hệ ngay hôm nay để nhận ưu đãi dành riêng cho mình nhé!