4 điểm cực Việt Nam luôn là địa điểm mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng muốn check-in ít nhất một lần trong đời. Thế nhưng, trước khi chinh phục 4 cột mốc thiêng liêng ấy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thông tin cũng như là những kinh nghiệm check-in cho thật cẩn thận đấy!
Trong bài viết 4 điểm cực Việt Nam, Tourhot24h.vn sẽ chia sẻ đầy đủ những thông tin cần thiết cho chuyến đi sắp tới của bạn nhé!
1. Điểm cực Bắc Việt Nam – Lũng Cú, Hà Giang
Việt Nam có điểm cực Bắc hiện nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, để xác định được vị trí này bạn cần phải đọc kỹ thông tin dưới đây để check-in chính xác nhé!
Ngày nay, khi muốn check-in điểm cực Bắc của Tổ Quốc thì chúng thường hay đến cột cờ tại Lũng Cú, được đặt trên ngọn núi Rồng – nơi được coi là điểm đầu tiên của đất nước. Để đến được cột cờ Lũng Cú, bạn sẽ đi qua Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, với nhiều khúc cua tay áo đặc trưng của miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng điểm cực Bắc của Việt Nam không nằm tại cột cờ Lũng Cú mà thực tế là một mỏm đá nổi lên trên bờ sông Nho Quế. Điểm này thuộc địa giới hành chính của thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Điểm cực Bắc chính xác nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3,3 km theo đường chim bay và nằm gần đường trung tuyến giữa sông Nho Quế, phân định biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Phía bên kia bờ sông là thôn Mê Do thuộc trấn Mộc Ương, huyện Phù Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tham khảo: Tour du lịch Hà Giang – Lũng Cú – Cao Bằng 5N4Đ từ TP HCM trọn gói A – Z
2. Điểm cực Tây Việt Nam – A Pa Chải
Cột mốc số A Pa Chải hiện nay là điểm cực Tây của Tổ Quốc – là điểm đến khó chinh phục nhất trong các cực, thử thách sự quyết tâm, bền bỉ của bất kỳ ai muốn chạm đến. Để đến cột mốc A Pa Chải, bạn phải đi từ thành phố Điện Biên Phủ với quãng đường khoảng 250km.
Sau đó, bạn phải đăng ký chinh phục cực Tây A Pa Chải tại chốt biên phòng. Tại đồn biên phòng A Pa Chải, bạn có thể gửi đồ và sẽ được các anh bộ đội biên phòng dân đường đến cột mốc. Sau đó, hành trình trekking bắt đầu, dẫn bạn lên đỉnh núi Khoang La San, nơi đặt cột mốc số 0. Hành trình này đầy thách thức, cần phải vượt qua rừng núi, leo dốc và thậm chí là bám cây.
Mùa lúa chín vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 là thời điểm tốt nhất để thăm A Pa Chải. Lúc này, những thửa ruộng bậc thang màu vàng rực rỡ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Khám phá A Pa Chải không chỉ là một chuyến phiêu lưu mạo hiểm mà còn là cơ hội để hiểu rõ về văn hóa và đẹp hùng vĩ của miền Tây Việt Nam.
Tham khảo: Tour chinh phục cực Tây A Pa Chải – Sì Thâu Chải – Mường Nhé – Mai Châu – Mộc Châu – Fansipan (5N4Đ)
3. Điểm cực Đông Việt Nam – Mũi Đôi Khánh Hòa
Mũi Đôi, điểm cực Đông của Việt Nam, nằm ở bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, có nhiều tranh cãi xoay quanh việc Mũi Cực Đông của nước ta là ở Đại Lãnh – Phú Yên hay là Mũi Đôi ở Khánh Hòa.
Trước đây, mọi người thường coi Mũi Đại Lãnh (hay còn gọi là Mũi Điện) là điểm cực Đông. Tuy nhiên, khi Mũi Đôi ở Khánh Hòa được khám phá, người ta dựa vào tọa độ để xác nhận rằng đây mới là điểm cực Đông của Tổ quốc. Lý do là tại Mũi Đôi, mặt trời mọc sớm hơn Mũi Đại Lãnh 4 giây.
Mũi Đôi còn được gọi là Mũi Bà Dầu, nằm khoảng 100km về phía Bắc của thành phố Nha Trang và cách thành phố Tuy Hoà khoảng 35km về phía Nam. Tên gọi “Mũi Đôi” xuất phát từ việc có hai hòn đá nhô ra biển Đông ở địa điểm này.
Nơi đây mang đến cho du khách một cảnh đẹp tuyệt vời, với sự hội tụ của cảnh sắc núi non, biển trời xanh trong tuyệt đẹp. Các khối đá độc đáo và đa dạng tạo nên một không gian độc đáo giữa trời biển bao la. Điều đặc biệt là Mũi Đôi là nơi có thể chiêm ngưỡng ánh bình minh sớm nhất trên đất liền Việt Nam, với hình dáng đặc biệt hình chữ S.
4. Điểm cực Nam Việt Nam
Cách trung tâm thành phố Cà Mau hơn 100km, đất mũi – cực Nam của Tổ Quốc nằm ở huyện Ngọc Hiển và là điểm cực nam của Việt Nam. Đây cũng là điểm cuối cùng của con đường Hồ Chí Minh.
Để xác định chính xác điểm cực Nam, có một mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 tại Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau (nằm trong địa giới hành chính của ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Mốc tọa độ này được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đặt dựng vào tháng 1 năm 1995. Nó là một cột mốc hình vuông, ở giữa là biểu tượng ngôi sao 6 cánh.
Ngoài ra, tại Đất Mũi còn có Cột cờ Hà Nội, có chiều cao lên tới 45m. Nó được xây dựng trong khuôn viên rộng hơn 16.000m2 và bao gồm nhiều công trình hỗ trợ như trung tâm trưng bày, văn hóa du lịch, v.v., với tổng kinh phí khoảng 140 tỷ đồng. Từ đỉnh cột cờ, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh rừng ngập mặn Cà Mau, cùng cụm đảo Hòn Khoai và bãi bồi biển Tây.
Với những thông tin về 4 điểm cực Việt Nam, Tourhot24h.vn tin chắc rằng đã có thể dễ dàng chinh phục được 4 cột mốc thiêng liêng này rồi đấy! Nhưng đừng quên hãy để Tourhot24.vn làm bạn đồng hành cùng bạn trong chuyến đi này nhé!