Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree nổi tiếng ở Nhật Bản bởi độ cao đáng nể và kiến trúc độc đáo, đây cũng là một trong những công trình đáng để tự hào của xứ sở hoa anh đào.
Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree hay toà tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản là điểm đến không thể thiếu trong bất kỳ hành trình tour du lịch Nhật Bản nào.
Sự hình thành của tòa tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản?
Năm 2003 khi Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh việc thay thế truyền hình analog sang kỹ thuật số, kế hoạch xây dựng tháp truyền hình Tokyo Sky Tree được bắt đầu. Đài truyền hình quốc gia NHK hợp tác với 5 đài truyền hình tư nhân khác tại Tokyo là Nihon TV, TBS TV, Fuji TV, Asahi TV và Tokyo TV để xây dựng một tháp truyền hình mới cao hơn tháp Tokyo, dự án mang tên “Tháp truyền hình mới dành cho 6 công ty tại Tokyo”.
Bên cạnh việc giúp tín hiệu truyền tin trở nên rõ ràng hơn và không bị các tòa nhà cao tầng khác cản trở, việc xây dựng tòa tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản còn giúp cho việc xem truyền hình trên các thiết bị di động được tốt hơn. Thêm nữa, tháp truyền hình Tokyo Sky Tree cũng sẽ là biểu tượng mới của thủ đô Tokyo trong thế kỷ 21, giúp cho thế giới thấy được sự hiện đại, năng động của thành phố đông dân nhất thế giới này.
Cấu trúc của tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản
Tòa tháp Tokyo Sky Tree được xem là niềm tự hào của Tokyo nói riêng hay Nhật Bản nói chung với chiều cao 634m. Nơi đây có thiết kế đài quan sát để phục vụ cho mọi người ngắm nhìn Tokyo từ phía trên cao. Thiết kế của tháp truyền hình Tokyo Sky Tree là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống của Nhật Bản để tạo thành một cây cột thẳng đứng.
Tòa tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản được xây dựng với trụ bê tông cốt thép hình tròn thẳng đứng làm trung tâm, xung quanh bao bọc bởi các thanh trụ thép đặc biệt theo dạng đan lưới hay dạng xương. Loại thép này được đặc chế riêng với cường độ chịu lực chắc chắn gấp hai lần so với loại thép tốt nhất được sử dụng trong việc xây dựng các tòa nhà cao tầng trên khắp thế giới. Tổng cộng có hai lớp lưới thép được nối với trụ trung tâm.
Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree có 2 đài quan sát, đài quan sát thứ nhất tương tự như ở các tháp truyền hình khác còn đài quan sát thứ hai mang nét đặc biệt hơn nhiều. Du khách đi thang máy đến tầng thứ nhất cao 445m, sau đó đi bộ theo một đường cung hình tròn bao trọn đài quan sát thứ hai lên tầng thứ hai cao 450m. Nơi đây có khu vực được thiết kế là sàn kính chịu lực để bạn có thể quan sát toàn cảnh dưới chân một cách mới lạ và không kém phần thú vị.
Hệ thống chiếu sáng của tòa tháp toàn bộ đều dùng hệ thống đèn LED do Panasonic sản xuất, màu sắc sẽ được thay đổi theo bốn mùa. Hệ thống thang máy do Toshiba và Hitachi phụ trách với tổng cộng 13 thang máy.
Đến tòa tháp Tokyo Sky Tree thì làm gì?
Tourhot24h xin giới thiệu đến bạn một vài hoạt động mà du khách thường ưa thích khi đến tham quan tháp truyền hình Tokyo Sky Tree.
– Di chuyển trên sàn kính: đã đến tòa tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản rồi thì không thể bỏ qua cảm giác di chuyển trên sàn kính. Vừa di chuyển vừa ngắm cảnh Tokyo dưới chân, cảm giác này sẽ khiến bạn vô cùng phấn khích đấy.
– Chụp ảnh kỷ niệm ở tầng 350 hay 445: đây là những địa điểm lý tưởng nhất nếu muốn sở hữu một bức ảnh đáng nhớ với đám mây trôi lững lờ như mình đang dạo chơi giữa bầu trời.
– Tembo Galleria: du khách sẽ được tận hưởng một “cuộc dạo chơi” giữa không trung tại hành lang kiểu dốc nghiêng kéo dài khoảng 110 m từ tầng 445 đến tầng 450. Ngoài ra, trải nghiệm càng chân thật hơn với các hiệu ứng âm thanh thay đổi phù hợp theo mùa và thời tiết.
– Bức bình phong Edo Hitomezu Byobu: so sánh xem hình ảnh trong bức bình phong và thực tế có quá khác nhau không bằng việc ngắm nhìn trực tiếp từ tòa tháp Tokyo Sky Tree quang cảnh thành phố Edo qua bút vẽ của Keisai Kuwagata.
Cách di chuyển đến tháp truyền hình Tokyo Sky Tree
Bạn có thể tham khảo cách để di chuyển đến tòa tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản theo các tuyến đường sau.
– Di chuyển bằng tàu điện đến tháp truyền hình Tokyo Sky Tree, du khách sẽ dừng tại ga “Tokyo Skytree” của tuyến Tobu Isesaki line hoặc dừng tại ga “Oshiage” của các tuyến Tokyo Metro Hanzomon line, Keikyu Line, Toei Asakusa Line, Narita Sky access line, Keisei line.
– Di chuyển bằng xe buýt thì dùng tuyến Toei bus, dừng ở “Tokyo Skytree ekimae”.
– Di chuyển bằng ô tô sẽ chọn Metropolitan Expressway No. 6 Mukojima Route, dừng ở “Komagata IC”.
Có bãi đỗ xe cao tầng và bãi đỗ xe tầng hầm hoạt động từ 7:30 ~ 23:00. Bãi đỗ xe cao tầng vào ngày chủ nhật và ngày lễ sẽ hoạt động từ 7:30 ~ 10:00. Mức phí là gửi xe là 300 Yên với nửa giờ đồng hồ.
Một số lưu ý khi tham quan tháp Tokyo Sky Tree
– Du khách không tuân thủ quy định tham quan hoặc làm phiền đến những khách tham quan khác có thể bị mời ra ngoài hoặc từ chối vào cửa.
– Du khách tự bảo quản tư trang, hành lý, đồ cá nhân của mình,…vì sẽ không ai chịu trách nhiệm cho sự bất cẩn của bạn.
– Khi vào cửa, du khách sẽ đi qua máy soi kim loại để đề phòng mang vật nguy hiểm vào tháp. Du khách không được phép dẫn thú cưng vào thăm quan.
– Du khách chú ý hút thuốc và ăn uống đúng khu quy định, các khu còn lại sẽ bị cấm.
– Vào những lúc tòa tháp Tokyo Sky Tree Nhật Bản đông khách, một phần lộ trình và khu vực tham quan có thể sẽ bị hạn chế hoặc cắt bớt theo sự hướng dẫn của các nhân viên.
– Du khách nên đến sớm hơn ngày giờ ghi trên vé.
– Du khách có thể mua trước vé vào cửa có chỉ định ngày giờ tại trang web chính thức của tháp truyền hình Tokyo Sky Tree hoặc trên máy đa chức năng tại các cửa hàng.
Nhanh tay đăng ký tham gia tour du lịch Nhật Bản để chiêm ngưỡng toàn cảnh Tokyo trên tòa tháp Tokyo Sky Tree và tham quan nhiều địa điểm hấp dẫn khác nhé!